5. Kết cấu của luận văn:
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng NHTM
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá, dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:
* Chỉ tiêu dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng:
Tổng dư nợ phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được. Nếu tổng dư nợ thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, trình độ marketing tiếp cận với khách hàng và thị trường còn thiếu nhạy bén. Còn khi tổng dư nợ cao có thể kì vọng tiền lãi thu về từ hoạt động tín dụng tăng. Nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng tín dụng sẽ tốt bởi thuyền to thì sóng lớn, lợi nhuận bao giờ cũng thường gắn với rủi ro, ngân hàng có thể không thu hồi được nợ do khách hàng bị phá sản, không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình trây ỳ hay trốn nợ…
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
* Thị phần dư nợ tín dụng:
Dư nợ tín dụng của ngân hàng cần đánh giá
Thị phần dư nợ tín dụng = --- x 100% Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn
Thị phần cho vay của NHTM được thể hiện qua dư nợ của ngân hàng khi so sánh với dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Thị phần cho biết quy mô tín dụng của ngân hàng đang xem xét là lớn hay nhỏ. Thị phần lớn đem lại cho NHTM lợi thế trong hoạch định chính sách lãi suất và thu hút được các khách hàng có tiềm lực
và có khả năng sử dụng vốn tốt, nhờ đó NHTM vừa tăng khả năng hoàn vốn, vừa tăng khả năng thu lợi nhuận lớn.
*Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi (%)
Tổng lãi đã thu trong năm
Tỷ lệ thu lãi (%) = --- x 100% Tổng lãi phải thu trong năm
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay
- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt)
* Vòng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = --- Trong đó:
Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân = --- 2
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết thời gian ngân hàng thu được nợ nhanh hay chậm từ đó cân đối để cho vay mới lại. Đây là chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trên thực tế, vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lưu thông, tiết kiệm chi phí (ngân hàng có thể chủ động cân đối được nguồn vốn để cho vay mới, giảm
chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với những khoảng nợ trả chậm), tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao càng mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.
* Tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100% Dư nợ vay
Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình nợ quá hạn trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của NHTM càng tốt và ngược lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao thể hiện NHTM đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM là không thể tránh khỏi. Vì vậy, theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu này phải được kiểm soát trong phạm vi không quá 5%, đây là tỷ lệ được xem là giới hạn an toàn của các NHTM.
*Tỷ lệ nợ xấu (%):
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Theo quy định hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5, trong đó:
- Nợ nhóm 3: các khoản NQH từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ nhóm 4: các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được co cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nợ nhóm 5: các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần
đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng cũng như khả năng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
*Chỉ tiêu bình quân số lượng khách hàng một CBTD quản lý
K
Kbq = --- , trong đó: Ltd
- Kbq là số lượng khách hàng bình quân một CBTD quản lý.
- K là số lượng khách hàng vay vốn của chi nhánh NHTM được phân tích. - Ltd là số lượng CBTD của chi nhánh NHTM được phân tích.
Nếu bình quân số lượng khách hàng một CBTD quản lý thấp, phản ánh sự lãng phí về nhân lực của ngân hàng; nếu quá cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay và chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay của CBTD; đồng thời phản ánh sự bất hợp lý trong phân công lao động của NHTM.
* Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng - Chi phí hoạt động tín dụng
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trước hết phải nói đến lợi nhuận từ hoạt động này mang lại cho ngân hàng. Vì ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nhóm hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, cũng như những doanh nghiệp khác, mục tiêu mà nó hướng tới vẫn là lợi nhuận. Do vậy, ngân hàng phải tính toán để đạt được lợi nhuận cao nhất và giảm chi phí, rủi ro đến mức thấp nhất. Đó là lý do vì sao trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chúng ta cần phải phân tích lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM.
1.3 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và bài học rút ra cho Agribank huyện Nam Sách.
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số ngân hàng Nông nghiệp.
1.3.1.1 Quản lý hoạt động tín dụng của Agribank huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương Hải Dương
Từ nhiều năm nay, Agribank huyện Kim Thành đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội trong huyện: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ các cấp tạo điều kiện thuận lợi, đưa nguồn vốn tín dụng đến tay người dân, hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống.
Ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành thường xuyên chú trọng kiện toàn các tổ vay vốn, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ vay vốn ở thôn, xã đã phát huy tốt vai trò ủy thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đến ngày 30/6/2015, hội nông dân huyện đã tín chấp, giúp hội viên vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành với số dư nợ đạt hơn 250 tỷ đồng, cho hơn 2.500 hộ vay. Hội nông dân cũng tham mưu đưa vào chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền, trong đó xác định việc chỉ đạo cho vay, sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đúng thời hạn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Cùng với thực hiện việc cho vay đúng đối tượng, hội còn tập trung chỉ đạo các chi hội thường xuyên điều tra, rà soát nhu cầu vay vốn sản xuất của các trang trại, gia trại để phối hợp với ngân hàng giúp các hộ có vốn đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Đồng thời tổ vay vốn cũng là nơi trao đổi khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho các thành viên trong tổ, nâng cao nhận thức về sử dụng đồng vốn.
Thực hiện nghị quyết liên tịch với các cấp hội, ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên hội nông dân, hội liên
hiệp phụ nữ không phải đến ngân hàng, việc đăng ký nhu cầu vay vốn, giải ngân, thu nợ đều thực hiện tại UBND xã, thị trấn. Qua tổ vay vốn, nhiều nông dân đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, như: mở rộng trang trại, gia trại, kinh doanh, phát triển nghề truyền thống, từng bước ổn định đời sống.
Trong triển khai cho vay, ngân hàng không chỉ bảo đảm đúng quy trình nghiệp vụ, quan tâm việc tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn mà còn quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vốn vay ngân hàng được giám sát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hơn, do vậy tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp trong khi dư nợ ngày càng tăng trưởng, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
1.3.1.2 Quản lý hoạt động tín dụng của huyện Cẩm Giàng.
Với phương châm hoạt động là mang phồn thịnh đến khách hàng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp người dân có điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng; những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh huyện Cẩm Giàng đã từng bước khẳng định vai trò chủ lực trong thực hiện chính sách “tam nông”, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cẩm Giàng đã và đang phát huy hiệu quả đồng vốn của mình trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn của huyện. Đến ngày 30/6/2015, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn của ngân hàng là 850 tỷ đồng chiếm 95% tổng dự nợ. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có đặc thù thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến gặp khó khăn trong thu hồi vốn, phát sinh nợ xấu. Vì vậy để kiểm soát, hạn chế được rủi ro trong đầu tư lĩnh vực này, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cẩm Giàng tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như hoạt động cho vay bám sát định hướng của chính quyền các cấp; thường xuyên bám sát việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh; đánh giá kết
quả triển khai thực hiện, nắm bắt những khó khăn vướng mắc của khách hàng khi tiếp cận vốn vay để từ đó xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Năm 2015, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cẩm Giàng tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả các phương án để giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn của huyện; mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế; tập trung cho vay các chuỗi giá trị ưu tiên phát triển của tỉnh, của huyện, cho vay phát triển kinh tế trang trại, cho vay phát triển các ngành nghề truyền thống…Cùng với đó, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong thời kỳ mở cửa, hội nhập.
1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi triển nông thôn Quảng Ngãi
Để đẩy mạnh hiệu quả tín dụng trên địa bàn, thời gian qua Agribank Quảng Ngãi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
Tuyển dụng và lựa chọn cán bộ có phẩm chất và trình độ năng lực chuyên môn chuyển sang làm công tác thẩm định và cho vay vốn.
Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động vốn lưu động tại các cụm dân cư, thành lập các phòng giao dịch liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 4-6 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay thu nợ tại khu vực phân công.
Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng kịp thời cho các ngành nghề được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu