Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 64 - 65)

5. Kết cấu của luận văn:

3.3.1.1Các chỉ tiêu định lượng

- Thứ nhất, qua bảng thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm có thể thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động chủ đạo, chủ lực, đem lại phần lớn lợi nhuận

cho chi nhánh.

- Thứ hai, về tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2014 là 0.76%/ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu là 0.11%/tổng dư nợ (theo quy định < 3%). Đây có thể được coi là kết quả đáng động viên, khích lệ của ngân hàng trong công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn và nợ xấu.

Tại chi nhánh, công tác xử lý nợ tồn động đã được triển khai tích cực. Tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được phân tích đúng thực trạng để tìm ra các biện pháp xử lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Thứ ba, mặc dù vòng quay vốn tín dụng chưa thực sự cao, thấp nhất từ gần 1 vòng một năm đến cao nhất là gần 1,3 vòng một năm và mức gia tăng giữa các năm cũng không lớn nhưng chỉ tiêu này cũng phản ảnh hiệu quả nhất định trong hoạt động tín dụng của Agribank Nam Sách.

- Thứ tư, mặc dù trong thời gian qua có nhiều TCTD hoạt động trên địa bàn huyện Nam Sách với nhiều chính sách cạnh tranh lôi kéo khách hàng nhưng Agribank huyện Nam Sách vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn giữ vững khoảng 30%/ tổng dư nợ của các TCTD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 64 - 65)