Xây dựng, duy trì mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể các cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 92 - 98)

5. Kết cấu của luận văn:

4.2.8.3Xây dựng, duy trì mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể các cấp

Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách là sự ủng hộ và tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt ở các xã, kinh nghiệm cho thấy những nơi có sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền địa phương với Ngân hàng, thì ở đó chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện: dư nợ tăng nhanh, nợ quá hạn thấp, lãi tồn đọng ít, khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông. Chính vì vậy, việc thiết lập và tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương là một trong những giải pháp có ý nghĩa về chính trị để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng. Chính quyền các cấp địa phương hỗ trợ, phối hợp với Agribank huyện Nam Sách trong việc tuyên truyền vận

động xã hội hoá ngân hàng, cung cấp thông tin khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay…

Để xây dựng, duy trì, mở rộng mối quan hệ với chính quyền đoàn thể các cấp thiết nghĩ Agribank huyện Nam Sách hàng năm nên tổ chức hội nghị với lãnh đạo huyện và lãnh đạo các xã, thị trấn thông báo kết quả hoạt động tín dụng trong năm qua, những thành tựu và hạn chế, tồn tại, vướng mắc để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng trong phạm vi toàn huyện để không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng. Ngoài ra nên thực hiện việc chi "hoa hồng" cho những cán bộ tham gia giúp Ngân hàng trong khuôn khổ chế độ cho phép.

4.2.8.4 Giải pháp về công nghệ

Công nghệ là phương tiện và chìa khoá nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống. Công nghệ tốt với các trang thiết bị hiện đại giúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ, vừa làm tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn bảo đảm việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng trong công tác tín dụng.

Để đáp ứng với xu hướng phát triển của ngành ngân hàng theo hướng “ngân hàng điện tử”, trong thời gian tới Agribank Nam Sách cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Ưu tiên trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác thẩm định từ việc tìm kiếm, thu thập, phân tích thông tin đến việc phân tích các chỉ số tài chính của chủ đầu tư và dự án.

Áp dụng đồng loạt chương trình thông báo nợ đến hạn qua tin nhắn để khách hàng chủ động trả nợ đúng thời hạn, tiết kiệm thời gian thông báo nợ cho CBTD.

Bên cạnh đó Trung tâm công nghệ thông tin của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nên xây dựng chương trình lập hồ sơ tín dụng hỗ trợ CBTD rút ngắn thời gian lập hồ sơ, tạo mẫu biểu thống nhất, tránh sai sót về mẫu biểu trong toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh nòng cốt của bất kỳ một NHTM nào. Vì vậy mà vấn đề quản lý hoạt động tín dụng là rất cần thiết. Nếu hoạt động quản lý tốt sẽ tạo các điều kiện tiền đề để tín dụng có thể phát triển, hoạt động tín dụng được mở rộng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, an toàn; rủi ro tín dụng được kiểm soát, hạn chế ở mức thấp nhất.

Agribank huyện Nam Sách là một chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý tín dụng của Agribank Nam Sách tương đối ổn định. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nòng cốt tận tâm với nghề, chất lượng hoạt động tín dụng tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng dư nợ. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn nhưng chi nhánh vẫn giữ được vị thế chủ lực, chủ đạo trên thị trường tín dụng huyện Nam Sách. Agribank huyện Nam Sách luôn đồng hành, tận tâm, kề vai sát cánh với khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh một cách nhanh nhất. Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội, giúp người dân làm giầu, xây dựng quê hương ngày càng khang trang, đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động quản lý tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách vẫn còn một số bất cập. Mặc dù dư nợ có tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng là không cao, có dấu hiệu chia sẻ thị phần cho các TCTD khách. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù không lớn nhưng một phần giảm do chi nhánh xuất toán ngoại bảng. Chi nhánh vẫn còn một số cán bộ hạn chế về nghiệp vụ, đạo đức...

Để hoạt động tín dụng ngày càng phát triển bền vững, khẳng định vai trò, vị thế của mình thì trong thời gian tới Agribank huyện Nam Sách vẫn phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ về cơ cấu tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại, duy trì mở rộng mối quan hệ với cơ quan, đoàn thể chính quyền các cấp... để có thể ngày càng hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng của mình. Mang lại chất lượng, hiệu quả cao không chỉ trong hoạt động kinh doanh mà còn trong hoạt động khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của toàn

huyện. Khẳng định và giữ vững vị thế ngân hàng hàng đầu trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, tác giả luận văn hy vọng các giải pháp đề ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng của Agribank huyện Nam Sách trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank huyện Nam Sách (2010-2014), Báo cáo Tổng kết Hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Nam Sách.

2. Đỗ Thị Thủy, 2007. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong điều kiện mới.Hà Nội: Công trình nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính.

3. Lê Đức Thọ, 2005. Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

4. Lê Thị Hương, 2003. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

5. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.

6. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào, 2007. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ -

NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước. Hà Nội.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014. Quyết định của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, (QĐ 66/2014/QĐ-HĐTV). Hà Nội.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014. Quyết định của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp. (QĐ 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR). Hà Nội.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2014. Quyết

định số 66/QĐ-HĐQT-KHDN về việc Ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

11. Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc, 2001. Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ Ngân

hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Nguyễn Hữu Huấn, 2005. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Nguyễn Thị Mùi, 2004. Quản lý Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

14. Nguyễn Trí Tâm, 2003. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long,Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

15. Peter S.Rose, 2004. Quản lý Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

16. Phạm Thành Nghị, 2005. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.

17. Phạm Thị Bích Lương, 2006. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Phan Thị Cúc, 2009. Quản lý ngân hàng thương mại. TPHồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

19. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại, Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

20. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các TCTD. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia,

21. Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ. Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Website:

23. http://cafef.vn 24. http://voer.edu.vn 25. http://dankinhte.vn 26. http:// agribank.com .vn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 92 - 98)