5. Kết cấu của luận văn:
4.2.2 Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng CBTD
Để tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng thì ban lãnh đạo Agribank Nam Sách cần phải quan tâm trước tiên tới trình độ của đội ngũ CBTD bằng cách thực hiện tiêu chuẩn hoá CBTD và qui định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt đối với CBTD. Muốn thực hiện được điều này Agribank Nam Sách cần tập trung vào các nội dung sau:
- Không ngừng chọn lọc, bổ sung tăng cường lực lượng CBTD, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp, nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng. Theo đó, đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn giỏi, trình độ ngoại ngữ và tin học thành thạo, đáp ứng được yêu cầu công việc. CBTD phải đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp. Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng đối với cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt, CBTD rất dễ bị cám dỗ, hành động vì lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng. Đặc biệt, để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng, đội ngũ CBTD phải thông thạo nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật, có tác phong làm việc và cập nhật thông tin tốt. Trên cơ sở đó, tiến hành chọn lọc đội ngũ cán bộ hiện có, chuyển một số CBTD không đáp ứng được yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bổ sung cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn tăng cường cho công tác tín dụng.
Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng theo đúng đối tượng, đúng yêu cầu công việc, khuyến khích tinh thần tự học hỏi, tự đào tạo. Nội dung cần đào tạo là chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức mới trong lĩnh vực tín dụng, chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động tín
dụng ngân hàng. Ngân hàng nên chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng thẩm định, quản lý các khoản vay cho CBTD. Hình thức tổ chức đào tạo thực hiện thông qua mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ ngân hàng. Trong phương thức đào tạo cần chú ý kết hợp học tập với thực hành, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết các tình huống khó khăn trong công việc như kinh nghiệm xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ tồn đọng, tranh chấp...Từ đó, người học cùng suy nghĩ và chia sẻ cách giải quyết.
Trong dài hạn, để đảm bảo có được đội ngũ CBTD giỏi, ngân hàng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước để gửi cán bộ đi đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu. Ngân hàng cần bố trí quỹ đào tạo cán bộ chủ chốt, hạt nhân để tạo cơ hội cho các cán bộ này được học tập, tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng để vừa nâng cao trình độ, với có khả năng giải quyết các tình huống mới nảy sinh trong tình trạng hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng, phức tạp.
Bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ CBTD hợp lý, đúng người, đúng việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường được khâu quản lý, kiểm tra, giám sát, phát huy được tính tự giác, linh hoạt của mỗi cán bộ. Xây dựng quy trình luân chuyển CBTD phù hợp, đảm bảo yêu cầu. Chú trọng bồi dưỡng đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực.
Ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế đãi ngộ thoả đáng cho CBTD. Xây dựng quy chế trả lương hợp lý, theo kết quả, hiệu suất công việc, phù hợp với trình độ, tính chất và độ phức tạp của công việc để tạo ra động lực khuyến khích thực sự cho người lao động.
CBTD là hình ảnh thực tế của Ngân hàng với khách hàng. Vì vậy, phải xây dựng văn hoá giao dịch Ngân hàng: Trung thực, kỷ cương, năng động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả là điều rất cần thiết đối với bất kỳ một CBTD nào.
Tăng cường khoán tài chính đến từng CBTD kết hợp với việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và định kỳ luân chuyển cán bộ.
tác tín dụng, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc thưởng phạt nghiêm minh: chi nhánh cần có chế độ chính sách sử dụng, đãi ngộ đủ hấp dẫn để thu hút sự đóng góp của những người giỏi, có tâm huyết với nghề. Hiện nay cơ chế tiền lương tại chi nhánh vẫn còn mang tính chất bình quân, cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả công việc. Vì vậy ngân hàng cần xây dựng cơ chế tiền lương, phụ cấp, khen thưởng gắn với những người tạo ra thu nhập chủ yếu để tạo động lực đối với cán bộ làm công tác tín dụng, làm cho họ phấn đấu hết mình vì công việc chung của chi nhánh, lấy việc phục vụ khách hàng làm phương châm hành động. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần kiên quyết xử lý cán bộ có sai phạm do chủ quan, ngăn chặn kịp thời các tư tưởng tiêu cực phát sinh trong quá trình công tác.
Thực hiện luân chuyển vị trí công tác giữa các CBTD một cách thường xuyên. Theo đó, thực hiện điều chuyển cán bộ sang làm việc tại các địa bàn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và ngược lại. Điều này sẽ giúp cho CBTD tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và hạn chế các rủi ro tiềm ẩn phát sinh khi CBTD quá quen thuộc với địa bàn mình phụ trách.
Để giúp cho việc đào tạo, quản lý CBTD tại chi nhánh được diễn ra tốt hơn thiết nghĩ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần có quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của CBTD, có chế độ thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh. Trong trường hợp cho vay nhưng không thu hồi được nợ thì CBTD phải có trách nhiệm với Ngân hàng. Ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng quy mức trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ ngân hàng làm mất vốn như: Đối với CBTD có nợ xấu thì đình chỉ cho vay mới để thu nợ, không được tiền thưởng, chuyển công tác khác, tìm nguyên nhân để quy trách nhiệm đền bù vật chất... Tuy nhiên phải được miễn trừ trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, thay đổi cơ chế chính sách và những nguyên nhân khách quan khác. Bởi việc quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ dẫn đến nhiều CBTD sợ trách nhiệm nặng không giám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong
việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị thu hẹp.
Mặc khác, trong thời gian qua, việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo và đào tạo lại CBTD còn nhiều hạn chế. Trung tâm đào tạo của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo theo hình thức đơn lẻ, chưa đại trà. Theo đó, chỉ một số ít cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt được tham gia đào tạo sau đó về tập huấn lại cho cán bộ chi nhánh. Tuy nhiên, qua thực tế các đợt tập huấn tại chi nhánh cho thấy chất lượng truyền tải còn nhiều bất cập, mang tính hình thức, thậm chí qua loa, chiếu lệ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ đặc biệt là các kiến thức về tín dụng cho CBTD và là một trong những nguyên nhân gây nên các sai sót khi tác nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, đề nghị Trung tâm đào tạo định kỳ nên cử các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ cao cấp về tại hội sở để tập huấn cho toàn thể CBTD chuyên sâu theo từng chuyên đề. Có như vậy chất lượng đội ngũ CBTD mới được cải thiện và thực sự an toàn.
Có cơ chế hỗ trợ tài chính cho cán bộ làm công tác thẩm định. Hiện tại, với mức công tác phí theo quy định chung cho CBTD là quá thấp, trong khi đó để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao, cán bộ thẩm định ngân hàng phải đi thực tế thu thập số liệu về khách hàng, về dự án, mất nhiều chi phí điện thoại, xăng xe....Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay sau cho vay cũng sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cán bộ thẩm định.