Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng kiện khê (Trang 117 - 119)

4.3.1.1. Đối với cơ quan quản lý ngành

- Cần có chiến lƣợc và định hƣớng phát triển ngành hợp lý, tránh tình trạng đầu tƣ ồ ạt dẫn đến dƣ thừa (cung vƣợt cầu).

- Cần rất thận trọng trong phê duyệt các dự án xi măng mới vì nếu không có quy hoạch hợp lý và đầu tƣ công nghệ phù hợp tình trạng dƣ thừa sẽ ngày càng tăng lên trong thời gian tới. Các vấn đề cần đƣợc quan tâm khi cấp phép cho các dự án

108

đầu tƣ trong ngành xi măng bao gồm: công nghệ, thiết bị, suất đầu tƣ, lợi nhuận, giá thành, giá bán sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn cần đặc biệt coi trọng. Nếu tiếp tục tình trạng đầu tƣ phát triển xi măng Việt nam nhƣ hiện nay thì công nghiệp xi măng Việt nam trong tƣơng lai sẽ manh mún và phân tán thiếu tập trung (nhiều nhà máy, nhiều đầu mối công ty nên sẽ có nhiều rủi ro trong hiệu quả đầu tƣ, sau này đi vào vận hành sản xuất hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Do nhiều công ty nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá... gây ra tình trạng giá cả thị trƣờng xi măng trong toàn quốc không ổn định) Nhà nƣớc khó quản lý.

- Khẩn trƣơng có chiến lƣợc nghiên cứu và thâm nhập thị trƣờng phục vụ cho công tác xuất khẩu xi măng trong tƣơng lai.

- Phát triển ngành dịch vụ hỗ trợ công tác phát triển thị trƣờng sản phẩm xi măng nhƣ: dịch vụ vận tải, kho bãi, xây dựng…

- Tăng cƣờng hoạt động bảo hộ phi thuế quan, tạo sự thông thoáng trong cơ chế quản lý hành chính, để đảm bảo cho ngành xi măng trong nƣớc phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận với các thị trƣờng mới, mở rộng thị phần của công ty trên thị trƣờng nội địa.

- Điều chỉnh và quy định sản lƣợng xi măng đối với từng khu vực để tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng xi măng, giúp các công ty có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng phù hợp với từng khu vực.

4.3.1.2 Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng công ty về Luật Cạnh tranh. Mặc dù, thực trạng cạnh tranh trên thị trƣờng không có những vấn đề đáng quan ngại nhƣng vấn đề nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh luôn là một yếu tố quan trọng giúp duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh thông qua việc sử dụng công cụ Luật Cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty hoạt động trên thị trƣờng. Với các dự báo về xu hƣớng cung vƣợt xa cầu trên thị trƣờng xi măng, trong những năm tới có thể dẫn đến tình trạng các công ty trên thị trƣờng giảm giá bán, bán dƣới giá thành sản phẩm và sử dụng các hành vi cạnh tranh

109

không lành mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng.

- Cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản lý và giám sát hoạt động của các công ty trên thị trƣờng xi măng. Với những dự báo về xu hƣớng cung ngày càng vƣợt cầu, việc giảm giá bán, bán dƣới giá thành sản phẩm để cạnh tranh có thể diễn ra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, xu thế mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành xi măng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, đây là một trong những giải pháp đƣợc nhiều công ty xi măng chọn lựa để nâng cao NLCT trên thị trƣờng và giảm giá thành sản phẩm, tận dụng lợi thế về thƣơng hiệu, kênh phân phối... Một loạt các thƣơng vụ M&A giữa các công ty xi măng đã đƣợc thực hiện trong thời gian vừa qua có thể kể đến: FICO Tây Ninh và xi măng Phƣơng Nam, Holcim Việt Nam và xi măng Cotec,... Xuất phát từ thực tế trên rất cần có sự giám sát và quản lý tốt của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tránh các hiện tƣợng và hành vi phản cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng kiện khê (Trang 117 - 119)