Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng kiện khê (Trang 45 - 49)

Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của công ty nhƣ sau:

36

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê

Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:

- Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

+ Quyết định phƣơng án đầu tƣ và dự án đầu tƣ trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và ngƣời quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lƣơng và lợi ích khác của những ngƣời quản lý đó; cử ngƣời đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác.

- Ban giám đốc:

+ Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng sản xuất P. Tổ chức - Hành chính - Lao động - Tiền lƣơng Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Hóa nghiệm công nghệ Phòng tiêu thụ sản phẩm Xƣởngđiện Xƣởng cơ khí PX chuẩn bị nguyên liệu PX nung luyện PX thành phẩm

37

kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ của Công ty đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

+ Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thƣơng mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thƣờng nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

+ Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm đƣợc Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

- Phòng sản xuất:

Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tƣ, đánh giá nhà cung ứng cung cấp các loại vật tƣ phục vụ sửa chữa và bảo dƣỡng thiết bị, xem xét đề nghị các phƣơng án sửa chữa khắc phục sự cố thiết bị, liên hệ các đối tác cung ứng, các dịch vụ sửa chữa khi cần thiết, thoả mãn các nhu cầu về vật tƣ cho các đơn vị trong công ty. Đôn đốc tiến độ sản xuất.

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Lao động - Tiền lương:

+ Công tác tổ chức: tham mƣu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc, tổ chức nhân sự, điều hành quản lý nhân sự đảm bảo sự; Tham mƣu giúp giám đốc xây dựng chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng và các đòn bẩy kinh tế khác hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh…

+ Công tác hành chính: quản lý hồ sơ soạn thảo văn bản; Chuẩn bị nơi làm việc, giao dịch, hội họp cho Giám đốc và ngƣời đƣợc Giám đốc ủy quyền…

+ Công tác lao động, tiền lƣơng: nghiên cứu, đề xuất các phƣơng án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh… Xây dựng các định mức đơn giá về lao động. Lập và quản lý quỹ lƣơng, các quy chế phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng theo các quy định của Nhà nƣớc v.v…

- Phòng Kế toán Tài vụ:

+ Phản ánh và phục vụ công tác quản lý, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

38

+ Giám sát quản lý nghiệp vụ theo đúng chế độ chính sách của nhà nƣớc hiện hành, theo thẩm quyền nhà nƣớc phân công, có quyền ghi bảo lƣu ý kiến sau khi phải thực hiện các nghiệp vụ mà cho là không đúng quy định pháp luật.

+ Lập kế hoạch tài chính bảo toàn phát triển vốn cho sản xuất kinh doanh trong công ty.

- Phòng Hóa nghiệm công nghệ:

+ Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình công nghệ cho các phân xƣởng sản xuất, lập phƣơng án phối liệu đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng.

+ Giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật trong dây truyền sản xuất. Xử lý các vi phạm quy trình kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm.

+ Xử lý sản phẩm không phù hợp.

+ Nghiệm thu số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm trong dây chuyền.

+ Chịu trách nhiệm về chất lƣợng nguyên, nhiên vật liệu nhập và chất lƣợng xi măng xuất kho.

- Phòng Tiêu thụ sản phẩm:

+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý, năm đối với từng địa bàn, khu vực, tỉnh, kế hoạch phải có tính khả thi sát thực.

+ Tổ chức và điều hành các nhân viên tiêu thụ tiếp thị của phòng.

+ Kịp thời phản ánh các đề xuất của anh chị em trong phòng và của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm của công ty (mẫu mã, chất lƣợng, giá cả,…).

- Xưởng cơ khí, Xưởng điện:

Lập các kế hoạch bảo dƣỡng định kỳ, các thiết bị cơ khí - điện. Trình duyệt và triển khai, kiểm soát đảm bảo tính an toàn của các thiết bị điện, cơ khí.

- Quản đốc các phân xưởng sản xuất:

Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất, bố trí nhân lực hợp lý để vận hành tốt dây chuyền sản xuất, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, bảo dƣỡng thiết bị, thực hiện các hƣớng dẫn thao tác vận hành, đảm bảo an toàn trong sản xuất, xác định tiêu chuẩn tay nghề ở các vị trí làm việc, duy trì hoạt động các thiết bị, máy móc thuộc phạm vi phân xƣởng quản lý.

39

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng kiện khê (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)