Các kiến thức về tơng tác từ

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học ngoại khoá chương tử trường ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 36)

Phần này HS hiểu sâu sắc thêm những kiến thức đã đợc học ở lớp 9. - Tơng tác giữa nam châm với nam châm và tơng tác giữa dòng điện với nam châm, tơng tác giữa dòng điện với dòng điện, gọi là tơng tác từ.

- Hai nam châm đặt gần nhau thì hút hoặc đẩy nhau (các cực từ cùng tên đẩy nhau, các cực từ khác tên hút nhau).

Vì xung quanh dòng điện có từ trờng nên dòng điện tác dụng lên nam châm đặt gần nó, dòng điện làm cho các chất sắt bị nhiễm từ. Sắt bị nhiễm từ mạnh hơn thép, sắt bị khử từ rất nhanh, còn thép thì giữ đợc từ tính lâu hơn (sau khi ngắt dòng điện).

Phát biểu đợc những đặc tính phơng chiều và viết đợc biểu thức:

- Lực điện từ tác dụng lên một phần tử dòng điện (theo định luật La-pla- xơ).

- Lực tơng tác giữa hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn song song. - Ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây dẫn có dòng điện, ứng dụng của lực từ. Nếu dòng điện trong khung không đổi chiều thì khung sẽ không quay liên tục, nó chỉ dao động rồi dừng lại ở vị trí mặt phẳng trung hòa. Muốn

khung dây quay liên tục thì khi khung quay qua mặt phẳng trung hòa, dòng điện trong khung phải đợc đổi chiều. Hai ứng dụng quan trọng của tơng tác từ là điện kế khung quay và động cơ điện một chiều. HS phải nắm vững nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của chúng, đặc biệt là vai trò cổ góp điện. Ngoài ra, HS cần nắm vững nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc ống nói, ống nghe trong máy điện thoại và một số ứng dụng của nam châm điện. Tóm lại, nhóm thứ hai (Lực từ) bao gồm các vấn đề: Hiểu đợc định nghĩa của đơn vị Ampe, lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện, lực từ tác dụng lên một khung dây mang dòng điện (Momen ngẫu lực từ). Lực từ tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động (Lực Lorenx), dụng cụ ứng dụng của lực từ.

So với tơng tác tĩnh điện thì tơng tác từ phức tạp hơn. Tơng tác tĩnh điện là tơng tác giữa hai hạt mang điện đứng yên, lực tĩnh điện giữa hai hạt mang điện có phơng là đờng thẳng qua hai hạt đó. Lực từ giữa hai hạt mang điện chuyển động đợc xác định không phải chỉ bằng điện tích của các hạt mà còn bằng cả trạng thái chuyển động của các hạt đó. Vì vậy thông số xác định lực từ lớn hơn thông số xác định lực tĩnh điện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học ngoại khoá chương tử trường ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w