Sông ngòi Việt Nam: 1.Đặc điểm

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 42 - 45)

1.Đặc điểm

- Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

- Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Dọc bờ

biển cứ khoảng 20 km lại có 1 cửa sông, do đó giao thông đường thủy khá thuận lợi. Hai sông lớn nhất ở Việt Nam là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

2. Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam: bao gồn chín hệ thống sông lớn

2.1. Hệ thống sông Bằng Giang- Kỳ Cùng 2.2. Hệ thống sông Hồng 2.3. Hệ thống sông Thái Bình 2.4. Hệ thống sông Mã 2.5. Hệ thống sông Lam 2.6. Hệ thống sông Thu Bồn 2.7. Hệ thống sông Ba (sông Bà Rằng) 2.8. Hệ thống sông Đồng Nai 2.9. Sông Cửu Long

II. Biển đảo Việt Nam

- Tài nguyên môi trường biển đảo có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng tài nguyên biển đảo của nước ta rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

- Hiện nay, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng.

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là việc làm thường xuyên, lâu dài, là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ

chức, cộng đồng và của mọi người dân.

- Mọi người cần và đều có thể tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo bằng những hành động đơn giản.

Phần 2: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi và vùng Việt Nam - Liệt kê được các sông lớn của Việt Nam và một số đặc điểm chính - Nêu lên được vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội - Trình bày được thực trạng tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam - Nêu lên được một số biện pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

2. Kỹ năng:

- Xác định được vị trí các con sông lớn trên bản đồ việt Nam

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi Việt Nam - Tìm được vị trí của địa phương mình trên bản đồ, kể được tên những tỉnh giáp với địa phương mình

- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của Việt Nam trên bản đồ

3. Thái độ:

- Tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng về vị trí, vai trò của sông ngòi và tài nguyên biển đảo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội;

- Có tinh thần hợp tác với các cá nhân, đơn vị, tổ chức để thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường sông, ngòi và biển đảo.

B. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Đối tượng thực hiện: 1. Đối tượng thực hiện:

Tài liệu dùng cho các học viên (HV) ở các cở sở GDTX tham gia học tập các chuyên đề đáp ứng nhu cầu người học. GV dùng tài liệu để tổ chức giảng dạy.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 42 - 45)