Chuẩn bị về thể chất

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 68 - 70)

VI. NHỮNG VIỆC ÔNG, BÀ, CHA, MẸ CẦN CHUẨN BỊ CHO TRẺ TRƯỚC KHI ĐI HỌC LỚP

1.Chuẩn bị về thể chất

Chuyển từ lớp mẫu giáo lên lớp 1 tiểu học là một bước chuyển quan trọng đối với trẻ. Trẻ chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn khác so với trước. Chính vì thế việc cần làm đầu tiên của các phụ huynh là chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt để có thể đáp ứng được những yêu cầu của một môi trường mới.

Chuẩn bị về mặt thể chất cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng như: phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan ….. Để

có được phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập,….. cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.

Cha mẹ cần có những quan tâm đặc biệt đối với trẻ từ giấc ngủ, ăn uống, vui chơi cần thiết, những thói quen tự phục vụ bản thân... để con trẻ quen dần và thích nghi với giờ giấc, hoạt động và sinh hoạt ở trường.

Trước tiên phụ huynh cần tập cho trẻ ăn sáng nhanh, gọn để đảm bảo cho trẻ có đủ năng lượng hoạt động và không bị đói giữa buổi học. Buổi tối nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để trẻ ngủ đủ, không bị mệt mỏi, ngái ngủ vào sáng hôm sau.

2. Chuẩn bị về trí tuệ

Bộ GD-ĐT quy định không nên cho trẻ học trước chương trình ở bậc Tiểu học. Bởi nếu cha mẹ dạy cho trẻ biết trước nội dung bài sẽ học là đã tước mất hứng thú của bé đối với việc học tập. Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết con mình có thể kịp các bạn không. Nhiều bậc phụ huynh vì quá kỳ vọng ở con mình, quá lo lắng cho con em trước “cửa ải” lớp 1 nên cho con học đọc, học viết theo chương trình lớp 1 khi mới 5 tuổi. Như vậy, trẻ sẽ mất sự hứng thú khi lên lớp 1. Biết trước bài học, trẻ cũng sẽ không tập trung ngồi yên mà quay sang chọc phá bạn bè. Trẻ sẽ mang tư tưởng chủ quan, không chăm chỉ học hành. Vì đã biết trước rồi nên trẻ học lơ là và hay nhanh nhảu, tỏ ra mình giỏi. Nếu trẻ bị cô nhắc nhở sẽ đâm ra ghét cô và cũng ghét việc đến lớp.

Trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp,….

Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình,….

Biểu tượng là những hình ảnh của các sự vật hiện tượng mà trẻ hình dung được ở trong đầu mỗi khi được nhắc đến. Ví dụ khi ta nói ô tô trẻ sẽ hình dung

Kỹ năng hoạt động trí óc là những hành động trí óc đơn giản như so sánh sự giống nhau hay khác nhau của 2 hay nhiều sự vật, hiện tượng, đối chiếu về kích thước hỏi và thử trả lời, đếm,…..

Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ, trẻ biết xác định được không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay,…. Là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở lớp 1.

Vậy lời khuyên rút ra là chỉ nên dạy cho bé biết mặt 29 chữ cái và các chữ số. Biết mặt chữ và số sẽ giúp bé tương tác tốt với cô giáo trên lớp. Cha mẹ cũng nên sáng tạo ra các trò chơi với các chữ cái, con số để phát huy tính tò mò của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tìm hiểu các chữ cái, con số. Ngoài ra, còn cần tập cho trẻ biết nói nên điều mình muốn, cách giao tiếp với người lớn qua việc hỏi và lắng nghe trẻ kể chuyện ở trường, chuyện bạn bè… Nếu có thể hãy tạo ra những tình huống giả định (buồn đi vệ sinh, đi lạc, làm mất đồ,…) để hướng dẫn cho trẻ cách ứng xử phù hợp khi rơi vào các tình huống đó.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 68 - 70)