II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN 5-6 TUỔI 1 Phát triển về thể chất
4. Kĩ năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội và phát triển tư duy. Ở giai đoạn 5, 6 tuổi, trẻ rất ham thích khám phá thế giới xung quanh. Để cố gắng hiểu được thế giới xung quanh, trẻ em không ngừng đặt câu hỏi. Lúc này, cha mẹ nên trả lời một cách cặn kẽ, dùng từ đơn giản để chúng có thể hiểu được những gì bạn nói. Không nên ngăn cản trẻ nói khi câu hỏi của chúng làm bạn thấy khó chịu. Bạn cũng đừng trả lời một cách chung chung các câu hỏi vì trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, không được cha mẹ tôn trọng. Khi gặp những câu hỏi khó, bạn hãy nói rằng điều đó thật phức tạp mà con còn quá bé để hiểu, hoặc bạn đang mệt và hứa sẽ trả lời sau.
Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã biết suy nghĩ và phân tích những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Chúng chú ý đến mọi thứ chung quanh mình và không chịu bằng lòng với những gì đã có. Cha mẹ là cuốn từ điển bách khoa sống và bé luôn hy vọng nhận được những lời giải thích thuyết phục khi không hiểu việc gì đó. Trong mọi trường hợp, cha mẹ phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp với tầm hiểu biết của trẻ. Không nên cố tìm câu trả lời khi bạn không hiểu vấn đề. Tốt hơn là nên thú nhận với con: “Bố mẹ không hiểu vấn đề này lắm”. Sau đó, cha mẹ nên tìm mua cho trẻ cuốn sách nói về đề tài này, khuyến khích trẻ đọc và cùng trao đổi với mình.
Khi được 6 tuổi, trẻ không ngừng đặt ra những câu hỏi “vì sao”, “cái gì”, “như thế nào”... Nhờ đó, ở trẻ đã hình thành khả năng giải quyết các vấn đề. Từ đó, trẻ có khái niệm về thời gian và các ngày trong tuần, khái niệm về con số, không gian, hình dáng, mầu sắc. Ý thức về con số của trẻ không phải nhất thiết theo thứ tự từ 1 đến 2, 3 mà còn có thể bắt đầu từ con số 2. Đến khoảng 3 tuổi, đại bộ phận trẻ đều hiểu thế nào là 3. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã đếm được đến 50, nhưng con số có thể tự do vận dụng được chỉ đến trên dưới số 10.
Tuy nhiên, khả năng chú ý của trẻ 6 tuổi vẫn là chú ý ngắn hạn, trong khoảng 15 phút là nhiều nhất. Các bậc cha mẹ, giáo viên cũng nên lưu ý đặc điểm này khi hướng dẫn trẻ lớp 1 học tập ở nhà.