- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
3. Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam đối với đời sống con người và phát triển kinh tế-xã hộ
3.1. Vai trò của tài nguyên môi trường biển đảo đối với đời sống con người người
Tài nguyên môi trường biển đảo có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: - Cung cấp nguồn thức ăn thủy hải sản.
- Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người.
- Là nơi có không khí trong lành để con người nghỉ ngơi, nâng cao sức khỏe.
3.2. Vai trò của tài nguyên môi trường biển đảo đối với phát triển kinh tế- xã hội tế- xã hội
Biển, đảo có ý nghĩa to lớn để đất nước ta phát triển kinh tế, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Tiềm năng tài nguyên
biển đảo của nước ta rất phong phú và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước không những về mặt kinh tế mà cả về mặt an ninh và quốc phòng.
3.2.1. Về kinh tế
a) Thuỷ sản
Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy hải sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài theo một ý nghĩa đầy đủ của nó. Vì thủy hải sản là nguồn tài nguyên tái tạo và kinh tế thủy hải sản phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái, nên có thể khẳng định “còn biển, còn “thủy hải sản". Đối với một nước đi lên từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, còn nghèo nàn và lạc hậu như nước ta, thủy hải sản lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Nguồn lợi thủy hải sản nước ta vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, còn có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Số liệu thống kê cho thấy, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Đến nay đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, ngoài ra, còn có các bãi tôm quan trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ. Ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy hải sản xuất khẩu như: cá, tôm, cua, rong câu,…
Các hệ sinh thái biển - ven biển nước ta có năng suất sinh học cao và quyết định hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của toàn vùng biển. Tiềm năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, trữ lượng nguồn lợi cá rạn san hô, vùng dốc thềm lục địa, vùng biển sâu trên 150m và nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang được điều tra đánh giá.
b) Dầu khí
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông
Khai thác dầu khí ở Côn Sơn Nguồn: Internet
Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. So với các nước Đông Nam Á, trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 3, sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của nước ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực.