Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 40 - 42)

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

5. Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường biển. Đầu tư bảo vệ môi trường biển là nhằm phát triển bền vững kinh tế biển, đảo.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là việc làm thường xuyên, lâu dài, là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.

Có thể nêu một số giải pháp cơ bản như sau:

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo;

- Thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận

thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về khai thác, sử dụng hài hoà tài nguyên với bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Trong bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cần chủ động phòng ngừa, tăng cường bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển, hải đảo;

- Kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm biển, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường biển, đảo;

- Ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả đối với sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)