III. TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC LỚP 1 1 Chương trình học
1.1. Chương trình học mẫu giáo 5 tuổ
Chương trình học mẫu giáo 5 tuổi bao gồm 5 lĩnh vực, tuy nhiên chúng ta quan tâm nhiều hơn đến 2 lĩnh vực là toán và ngôn ngữ.
Toán
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Số lượng không phụ thuộc vào vị trí và kích thước.
- Đếm vẹt (theo khả năng). - Số thứ tự (phạm vi 10).
- Chữ số (theo khả năng). Xem đồng hồ.
- Gộp - tách nhóm số lượng theo nhiều cách (2-3 nhóm với số lượng khác nhau).
- Ứng dụng số lượng, chữ số, số thứ tự vào cuộc sống (số nhà, điện thoại, giá tiền,…).
- Xếp tương ứng cặp có mối liên quan.
- Phân nhóm theo dấu hiệu chung - tìm dấu hiệu chung của nhóm. - Phát hiện quy tắc sắp xếp.
- Tìm chỗ không đúng quy tắc, khiếm khuyết hoặc bất hợp lý. - Phát hiện và làm theo quy luật đơn giản.
- Xếp theo trình tự hợp lý (4-5 đối tượng).
- Đo độ dài 1 vật (đồ vật, đồ chơi,…) bằng các đơn vị đo khác nhau. Đo độ dài nhiều vật bằng 1 đơn vị --> So sánh và diễn đạt kết quả.
- Đo thể tích các vật chứa khác nhau bằng 1 đơn vị --> So sánh, diễn đạt kết quả.
- Nhận biết các khối vuông, chữ nhật, trụ, cầu. Ứng dụng vào trò chơi xây dựng và bài tập quan sát.
- Ghép các hình để tạo hình mới.
- Nhận biết bộ phận và toàn thể, một nửa. - Nhận biết hình đối xứng.
- Định hướng: Trái-phải, trên dưới, trước sau, so với mình và người (vật) khác. Xác định sự chuyển động theo các hướng và chiều từ trái qua phải, trên xuống dưới, trước ra sau.
- Thời gian: phân biệt ngày (hôm nay, hôm qua, ngày mai), thứ tự các ngày trong tuần (thứ hai, thứ ba…) và ứng dụng chúng vào nhận biết bảng biểu sinh hoạt: thời tiết, lịch hoạt động các phòng…
Ngôn ngữ
*Nghe hiểu:
- Phân biệt ngữ điệu khác nhau và ý nghĩa của nó (biểu lộ tình cảm, mức độ quan trọng của thông điệp).
- Thực hiện yêu cầu có 2-3 lời chỉ dẫn liên tiếp. - Hiểu nội dung câu ghép.
- Nhận biết từ khái quát (thức ăn, đồ chơi..), từ trái nghĩa (hiền lành - độc ác, nóng-lạnh..).
- Hiểu nội dung chuyện ( kể-đọc), thơ.
- Văn hoá nghe: chú ý để hiểu thông điệp, không ngắt lời người nói.
*Nói:
- Phát âm rõ khi nói.
- Biết bày tỏ nhu cầu, tình cảm, ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Sử dụng từ biểu cảm, ngữ điệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt (phi ngôn ngữ) khi nói.
- Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người khác (tại sao, bằng cách gì, như thế nào, do đâu, có gì giống và khác nhau --> các câu hỏi suy luận nguyên nhân và kết quả).
- Kể chuyện sáng tạo: kể theo tranh, về đồ vật, mô hình, thay đổi nhân vật, tính cách, tình tiết, thêm nhân vật…..trong chuyện có sẵn, tự kết thúc chuyện…..
- Kể lại sự việc, chuyện ngắn một cách mạch lạc. - Đóng kịch.
- Văn hóa nói: lễ phép khi nói, mạnh dạn, không nói quá to hay lí nhí. Giơ tay trong giờ học khi muốn nói, chờ tới lượt nói.
*Chuẩn bị cho việc học đọc - viết:
- Tư thế đọc-viết: ngồi, cầm bút. - Lợi ích của việc đọc sách.
- Nghe đọc sách: nhận biết hướng đọc (trái, phải, trên, xuống).
- Nhận biết mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết: người ta có thể viết y hệt những gì nói, mỗi tiếng tương ứng 1 chữ,…
- Đoán chữ.
- Nhận biết các ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra vào, cầu thang…).
- GV tạo các biểu tượng ký hiệu riêng của trường như: lối lên-xuống cầu thang (mũi tên), hãy im lặng (ngón tay trên miệng), hãy lắng nghe,….
- Nhận biết hình thức chữ viết: in-viết, hoa-thường, khoảng cách, dấu phẩy, dấu chấm.
- Hướng viết của chữ (như đọc), quy trình viết 1chữ cái.
- Nhận biết, phát âm chữ cái và các dấu thanh trong chữ-từ có ý nghĩa. - Sao chép, đồ, tô chữ.
- Đọc và viết được tên của mình.
- Nhận biết các bộ phận 1 cuốn sách: bìa sách, trang sách, tên sách,... - Biết giữ gìn, bảo vệ sách (sửa chữa sách hư hỏng….).
- Làm sách.