III. TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC LỚP 1 1 Chương trình học
1.2.1. Chương trình môn Tiếng Việt
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 coi trọng đồng thời cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết nhưng chú ý nhiều đến kĩ năng đọc, viết; Coi trọng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng chú ý hơn đến ngôn ngữ viết. Chính vì vậy, nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 đã được xác định như sau:
a) Kĩ năng
* Nghe
- Nghe trong hội thoại
+ Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và sự kết hợp của chúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi.
+ Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản. + Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
- Nghe hiểu văn bản: nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp 1.
* Nói
- Nói trong hội thoại:
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng. + Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
- Nói thành bài: kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
* Đọc
- Đọc thành tiếng:
+ Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
+ Đọc đúng và trơn tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ.
- Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng).
- Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao,...) trong SGK.
* Viết
- Viết chữ: tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh; viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học.
- Viết chính tả:
+ Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.
+ Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng: g/gh; ng/ngh; c/k/q,...
+ Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi).
+ Trình bày một bài chính tả ngắn.
b) Kiến thức
Không có bài học riêng, chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm
quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng.
Học sinh trường Tiểu học Bảo An 2, Ninh Thuận tr
Học sinh lớp 1 ở Ninh Thuận trong ngày khai trường (Nguồn: Ninh Thuân Online)
* Ngữ âm và chữ viết
- Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm và chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh.
- Chính tả: Bước dầu nhận biết một số quy tắc chính tả.
* Từ vựng:
Học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ).
* Ngữ pháp
- Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Ghi nhớ các nghi thức lời nói.
* Văn:
Làm quen với các dạng văn vần, văn xuôi.