MỘT SỐ LỜI KHUYÊN GIÚP CHA, MẸ GIỮ BÌNH TĨNH KHI HƯỚNG DẪN TRẺ HỌC TẬP

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 90 - 94)

HƯỚNG DẪN TRẺ HỌC TẬP

Giúp trẻ làm bài tập ở nhà thường làm cho các bậc phụ huynh thấy bực bội, nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy mình dễ nổi cáu và mất kiên nhẫn. Không giữ bình tĩnh sẽ tạo căng thẳng cho trẻ, dẫn đến việc hạn chế suy nghĩ và khó xử lý thông tin. Khi cha mẹ thấy trẻ không hiểu hoặc không trả lời được những câu hỏi đơn giản, sẽ cảm thấy thất vọng, chán nản và càng nôn nóng thúc ép trẻ. Vì vậy điều quan trọng khi dạy trẻ là phải bình tĩnh và nhẹ nhàng. Dưới đây là một số lời khuyên sẽ giúp các bậc phụ huynh làm được điều đó.

1. Trước tiên hãy lập một danh sách những điều có thể xảy ra trong thời gian làm bài tập của trẻ. Xem trước trẻ có bao nhiêu bài tập được giao về nhà, các bài tập này cần nghiên cứu, tham khảo những bài tập nào. Yêu cầu trẻ kiểm tra những bài tập cần phải hoàn thành của mình.

2. Khi hướng dẫn làm bài tập, cha mẹ luôn mong trẻ trả lời trôi chảy các câu hỏi, tuy nhiên trẻ lại ngập ngừng không biết cần phải bắt đầu từ đâu. Thay vì

quát mắng, hãy nhẹ nhàng giải thích căn nguyên của vấn đề. Chia tách câu hỏi ra thành nhiều ý nhỏ để trẻ hiểu sâu sắc các khái niệm, dẫn dắt trẻ đến câu trả lời.

3. Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung bên ngoài. Đây là điều đặc biệt quan trọng bởi tâm trí của trẻ con dễ bị sao nhãng, bay bổng với những thứ xung quanh. Tắt ti vi, di chuyển khỏi những nơi có tiếng ồn, đông người bàn tán qua lại. Đồ chơi và các vật thu hút ánh mắt của trẻ cũng cần phải đưa ra ngoài tầm mắt quan sát.

4. Không nên cho trẻ học trong thời gian quá dài. Hãy kết hợp học và nghỉ giải lao. Vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, đồng thời cha mẹ cũng được giải tỏa những áp lực. Cùng chơi với trẻ sẽ tạo khoảng cách gần gũi, khi học trẻ cũng thoải mái trao đổi và hỏi han bạn nhiều hơn.

5. Khi cậc phụ huynh cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh, hãy nghỉ ngơi một vài phút. Nói với trẻ bạn phải đi vệ sinh hoặc uống nước. Tận dụng khoảng thời gian một vài phút đó hít thở thật sâu và tập trung lại. Luôn ghi nhớ rằng không được nổi nóng trước mặt con trẻ khi dạy chúng học. Ngược lại phải luôn luôn kiên trì, nhẹ nhàng. Thậm chí có những vấn đề bạn sẽ phải giải thích đi giải thích lại nhiều lần nhưng bạn luôn phải ghi nhớ và nhắc nhở mình, cần phải kiên nhẫn với con trẻ.

CÁC KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ1. Những việc cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 1. Những việc cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Về mặt thể chất: Trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ để có

được sức khỏe tốt.

Về mặt trí tuệ: Chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian

đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp,…

Về mặt tâm lí: Sự phát triển về tâm lí là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trẻ phát triển tính tự tin, tự

trọng, thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và sự chỉ dẫn của người lớn (phù hợp với lứa tuổi của trẻ) là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở khi vào lớp 1.

Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập:Tư thế ngồi và cách cầm bút đúng; tự lập, biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh khi không có bố mẹ; làm quen và thành thạo với việc sử dụng cặp xách, cách sắp xếp tập vở, đồ dùng vào cặp, cách giở sách, tập vở;tự lau chùi gọn và sạch khi đi vệ sinh;....

2. Giúp trẻ thích học và học tốt các môn học

Hướng dẫn trẻ học môn Tiếng Viêt: Hướng dẫn trẻ tập viết (phụ huynh cần chuẩn bị cho con bảng con, bút chì, vở viết. Giảng giải cho trẻ biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ

viết thường, dấu thanh và chữ số; Khi viết, viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ,...); hướng dẫn trẻ đọc(cùng trẻ tập đọc bất cứ khi nào có thể và dạy trẻ cách phát âm chuẩn xác).

Hướng dẫn trẻ học môn Toán: cha mẹ cần chuẩn bịđồ dùng học tập môn toán gồm: Bảng, phấn, bộ chữ số, bộ hình (tròn, vuông, tam giác), bộ que tính để giúp trẻ tư duy qua vật cụ thể. Cha mẹ cũng cần giảng giải cho trẻ

hiểu được cấu tạo của số, cách đọc viết, so sánh. Bên cạnh đó trẻ cần phải học thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học.

Hướng dẫn trẻ học các môn học khác: Các bậc cha mẹ hướng dẫn trẻ

trong cuộc sống hằng ngày, bằng các công việc cụ thể; không nên tạo cho trẻ áp lực khi học các môn học này; tùy thuộc vào khả năng của trẻ, không bắt trẻ phải cố gắng làm thật đẹp hay hát thật hay,... Tuy nhiên có một nguyên tắc là cha mẹ chỉ hướng dẫn cho con chứ không làm hộ con bất cứ bài tập của môn học nào.

3. Một số lời khuyên giúp các bậc cha mẹ giữ bình tĩnh khi hướng dẫn trẻhọc tập học tập

- Xem trước trẻ có bao nhiêu bài tập được giao về nhà, các bài tập này cần nghiên cứu, tham khảo những bài tập nào. Yêu cầu trẻ kiểm tra những bài tập cần phải hoàn thành của mình.

- Khi trẻ lúng túng không biết trả lời như thế nào, thay vì quát mắng, hãy nhẹ nhàng giải thích căn nguyên của vấn đề. Chia tách câu hỏi ra thành nhiều ý nhỏđể trẻ hiểu sâu sắc các khái niệm, dẫn dắt trẻ đến câu trả lời.

- Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung bên ngoài như: Tắt ti vi, di chuyển khỏi những nơi có tiếng ồn, đông người bàn tán qua lại.

- Không nên cho trẻ học trong thời gian quá dài. Hãy kết hợp học và nghỉ

giải lao.

- Khi cậc phụ huynh cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh, hãy nghỉ

ngơi một vài phút. Phải luôn luôn kiên trì, nhẹ nhàng, cần phải kiên nhẫn với con trẻ.

PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

I. Mục tiêu

Giúp cho ông, bà, cha mẹ:

- Nhận biết được sự cần thiết phải giúp đỡ trẻ lớp 1 học tập ở nhà. - Hiểu được một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp 1.

- Có những chuẩn bị thiết thực cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. - Có những hiểu biết về chương trình giáo dục lớp 1.

- Biết cách hướng dẫn trẻ lớp 1 học tập ở nhà.

- Phấn, bảng;

- Bút dạ, giấy A4, A0;

- Có thể sưu tầm thêm một số thông tin về hướng dẫn các bậc phụ huynh giúp đỡ trẻ trước khi đi học lớp 1 và học lớp 1.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (Trang 90 - 94)