Các phương pháp dạy học lí luận về thể loại kịch được sử dụng trong bài “Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận”

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 96 - 100)

bài “Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận”

I. 1. Số tiết dạy - học phân bố cho bài

Bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận gồm 2 tiết (mỗi thể loại dạy - học 1 tiết).

Như vậy, thời lượng cho phần dạy - học thể loại kịch chiếm 1 tiết. Tuy vậy, tùy theo sự thống nhất của tổ nhóm chuyên môn mà thời lượng dành cho bài học có thể được điều chỉnh cân xứng trong tổng thể phân phối chương trình cả năm học.

I. 2. Các phương pháp dạy - học lí luận về thể loại kịch theo hướng sânkhấu hóa lớp học đước ử dụng khấu hóa lớp học đước ử dụng

Nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học trong giờ dạy - họ lí luận văn học về thể loại kịch, trên thực tế, chúng tôi đã vận dụng phối hợp, tổng hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy - học tích cực sau:

I. 2. 1. Tích hợp

Phương pháp tích hợp được sử sụng ở hai cấp độ:

- Tích hợp nội môn: Tích hợp Đọc - văn, Làm văn, Tiếng Việt với Lí luận văn học.

Biểu hiện tích hợp nội môn ở đây là: Học sinh phải huy động tổng hợp tri thức, kĩ năng nội môn để giải quyết các vấn đề, tình huống diễn ra trong giờ học (như hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm: Nam Cao với đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua các nhân vật Chí Phèo, thị Nở, Lang Rận, Trạch Văn Đoành,...; truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan; tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố; truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân,...; hiểu biết về đặc trưng, phân loại thể loại kịch; có kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,...).

- Tích hợp liên môn: Trong bài này, học sinh cần có kiến thức, kĩ năng tích hợp với các môn liên quan.

Cụ thể là:

+ Học sinh có kiến thức nhất định về lịch sử - xã hội Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945; hiểu về ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam trong tiến trình lịch sử, trong việc làm thay đổi số phận, cuộc đời người lao động.

+ Học sinh có kiến thức, kĩ năng nhất định về nghệ thuật sân khấu, như biên kịch, đạo diễn, diễn xuất, thiết kế mĩ thuật,... để có thể làm chủ lớp học - sân khấu theo yêu cầu cụ thể.

+ Học sinh nhận xét, đánh giá, chấm điểm cho công việc biên kịch (của giáo viên), đạo diễn, diễn xuất, thiết kế mĩ thuật, xử lí tình huống sân khấu,... Để thực hiện công việc học sinh đánh giá giáo viên, học sinh đánh giá học sinh, nhóm học sinh được phân công nhiệm vụ này sẽ sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ để thể hiện ý kiến, quan điểm, thông qua trò chơi: “Tôi có thể trở thành nhà phê bình sân khấu trong tương lai ?”.

Phương pháp dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh thực hiện tối ưu công việc được giao: sửa kịch bản, viết kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, thiết kế không gian lớp học - không gian sân khấu,... Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi dẫn vở kịch Thế mà lại hay !, học sinh phải hoàn thiện khâu đạo diễn, diễn xuất, thiết kế không gian lớp học - không gian sân khấu.

I. 2. 2. Thảo luận nhóm, phân loại đối tượng

Trên tinh thần tất cả học sinh đều chuẩn bị bài của cá nhân, lớp học được chia thành 4 nhóm học tập, được phân công nhiệm vụ như sau:

- Nhóm 1: Tìm hiểu khái luận về thể loại kịch. - Nhóm 2: Đạo diễn.

- Nhóm 3: Diễn xuất.

- Nhóm 4: Thiết kế mĩ thuật.

- Nhóm 5: Nhận xét, đánh giá, cho điểm nhóm 2, 3, 4.

I. 2. 3. Đóng vai

Kịch bản của giờ học có thể là kịch bản có trong sách giáo khoa, có thể là kịch bản do giáo viên, do học sinh viết. Tùy từng điều kiện cụ thể mà giáo viên nên sử dụng kịch bản văn học nào. Ở đây, chúng tôi sử dụng kịch bản do chúng tôi sáng tạo, phỏng theo các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam về đề tài nông dân, cách mạng: Thế mà lại hay !

Các khâu được tiến hành, như phần lí luận chúng tôi đã trình bày: - Học sinh được giao kịch bản;

- Học sinh đọc kịch bản; - Học sinh tập diễn xuất; - Học sinh diễn thử;

- Học sinh diễn trong giờ học, trên sân khấu lớp học do chính các em thiết kế.

Điểm nổi bật là học sinh được nhập vai vào các nhân vật văn học quen thuộc nhưng có điểm mới lạ do chúng tôi sáng tạo lại.

I. 2. 4. Dạy - học theo dự án

Ở tiết học này, học sinh được giao và hoàn thành các dự án học tập (giáo viên chỉ là người định hướng). Các dự án học tập mà học sinh phải hoàn thành:

- Dự án nghiên cứu lí luận về thể loại kịch: Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, trình bày trước lớp những tri thức về đặc trưng, phân loại kịch và các yêu cầu đọc hiểu kịch bản văn học.

- Dự án sân khấu hóa lớp học:

+ Các nhóm học sinh khác được giao nhiệm vụ chuẩn bị, đạo diễn, tập diễn xuất, thiết kế sân khấu và thể hiện trên không gian sân khấu lớp học vơ kịch

Thế mà lại hay !

+ Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ làm giám khảo nhận xét, đánh giá, chấm điểm các khâu biên kịch, đạo diễn, diễn xuất, hóa trang, thiết kế mĩ thuật, xử lí tình huống sân khấu của các nhóm kia. Nhóm học sinh này sẽ chuẩn bị một biểu đồ chấm điểm với hai mức (hai đường biểu diễn): mức lí tưởng cho mỗi khâu là 10 điểm/ phương diện, hoạt động; mức điểm thực tế các nhóm đạt được là từ 0 đến 10 điểm/ phương diện, hoạt động.

Minh họa: Biểu đồ đánh giá dự án sân khấu hóa lớp học

Chú thích:

- KB: kịch bản; ĐD: đạo diễn; DX: diễn xuất; HPT: hóa trang, phục trang; MT: thiết kế mĩ thuật; XL: xử lí tình huống sân khấu);

- Cột có màu nhạt: mức điểm lí tưởng; cột có màu đậm: mức điểm thực tế đạt được.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w