Việc đổi mới phương pháp tiếp cận tri thức lí luận về thể loại kịch và đọc hiểu kịch bản văn học ở trường THPT Nho Quan C

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 76 - 77)

IV.1. Đổi mới qua chuyên đề ngoại khóa

Nhận thấy sự hạn chế về phương pháp của giáo viên, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thông qua đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm hình

thành một số năng lực, phẩm chất nhất định của người học, năm học 2011 - 2012, chúng tôi đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa cấp trường, chủ đề:

“Phụ nữ Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn” thông qua một kịch bản (tiểu phẩm) cụ thể. Chương trình ngoại khóa của chúng tôi gồm các phần việc được tổ chức như sau:

Một là chuẩn bị kịch bản văn học theo hướng tích hợp liên môn bà nội môn, đặc biệt là biến tác phẩm văn học trong chương trình học thành kịch bản sân khấu. Ở đó, nhà văn có thể được gặp lại chính nhân vật của mình trong tác phẩm văn học thông qua kịch bản sân khấu của chúng tôi.

Hai là tổ chức cho học sinh tập diễn xuất và nhập vai các nhân vật văn học trên sân khấu.

Ba là tổ chức cho học sinh đọc - hiểu kịch bản sân khấu thông qua các câu hỏi mang tính đặc trưng của thể loại kịch, các câu hỏi tích hợp lịch sử với văn học.

Kết quả là học sinh được làm chủ sân khấu, làm chủ bản thân, được thấy mình là nghệ sĩ; đa số học sinh hào hứng. Chương trình ngoại khóa đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí học sinh.

Đến năm học 2012- 2013, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm mô hình ngoại khóa theo hướng sân khấu hóa, điện ảnh hóa, tích hợp liên môn việc học tập của học sinh thông qua chuyên đề “Hướng về nguồn cội”. Chúng tôi xin trích dẫn một phần kịch bản chương trình chuyên đề của tổ để làm cơ sở:

Kịch bản chương trình chuyên đề tổ Văn- Sử

Hướng về nguồn cội

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 76 - 77)