Phân loại kịch

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 59 - 62)

Có nhiều cách phân loại kịch khác nhau. dựa trên phương thức biểu diễn, có thể phân ra các loại: ca kịch, vũ kịch, kịch nói, kịch câm...Dựa trên dung lượng; ta có kịch ngắn, kịch dài..Cách phân loại phổ biến nhất là dựa trên đặc điểm và nội dung của xung đột kịch. Theo cách phân loại này, ta có bi kịch, hài kịch và chính kịch (kịch dram).

III. 1. Bi kịch

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, bi kịch là một thể của loại hình kịch, thường được coi như là đối lập với hài kịch.

Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa "yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tế" (En-ghen). Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đấu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử, họ phải chịu thất bại.

Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Thất bại của họ gợi lên ở khán giả "sự xót thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm" (Arit-xtôt) hoặc "để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn luôn vươn lên của con người trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám" (Biê-lin-xki). Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng, vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng.

Vì thế nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực, cao cả.

“Hăm-let” của Sếch-xpia (1564–1616) thực sự là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế giới. Trong một hình thức nghệ thuật kịch-thơ trữ tình tuyệt vời, tác phẩm phản ánh được tinh thần của thời đại với sự khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Trong sự bát nháo của một xã hội với "nhà tù", "sự bẩn thỉu", "phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện" vẫn lóe sáng những hạt vàng của chủ nghĩa nhân văn, với nhân vật Hăm-let không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu thuẫn với lý tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một thái độ cư xử phải đạo. Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn Hăm-let những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở "tồn tại hay không tồn tại" (to be or not to be), những phút "chịu đựng hay vùng lên chống lại". Cuối cùng, Ham-let đã tìm ra được chân

lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm

bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong văn học thế giới vẫn tồn tại khái niệm "bệnh Hăm-let" chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không đủ tin tưởng và dũng khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa, Hăm-let cũng sống mãi trong lòng độc giả thế giới, với bi kịch của cuộc đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển, của cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấutrong tồn tại xã hội. Hăm - let sẽ luôn làm nảy sinh trong lòng người muôn đời sau không chỉ tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những xúc cảm thẩm mĩ, hướng họ đến những suy cảm về cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời trong đục.

Bi kịch ra đời rất sớm ở Hi lạp cổ đại, bắt nguồn từ những nghi lễ thờ cúng thần rượu nho Đi-ô-ni-dốt. Ở đây, vào thế kỉ V tr. CN, bi kịch đã là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với những tác giả nổi tiếng như Ét- si- lơ, Xô- phôc- lơ, Ơ- ri- pít và những tác phẩm bất hủ còn lưu giữ đến nay như Prô-mê-tê bị xiềng, Ăng- ti- gôn, Ô- ne- xtơ,…Từ bấy đến nay, bi kịch đã trải qua nhiều bước thăng trầm và không ngừng đổi mới về hình thức và nội dung nghệ thuật để

ngày một hoàn thiện hơn về mặt thể loại và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội - thẩm mĩ của công chúng ở các thời đại khác nhau.

Vào thế kỉ XVI - XVII, ở một số nước châu Âu như Anh, Pháp,… bi kịch

là thể loại văn học - sân khấu rất thịnh hành gắn với tên tuổi các tác giả lớn như Sếch-xpia (1564-1616), Coóc-nây (1606 – 1684) và những tác phẩm tiêu biểu như: Hăm- lét, Ô- ten- lô, Lơ Xít, O- ra- xơ, An- đrô- mác,…Từ thế kỉ XVIII trở đi, bi kịch phát triển theo chiều hướng khác nhau và không còn bị ràng buộc chặt chẽ với các nguyên tắc thi pháp cổ điển của nó nữa.

Ở Việt Nam, không có bi kịch như một số thể loại văn học - sân khấu theo quan niểm cổ điển, chỉ có một số vở tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng nghệ thuật có chứa đựng yếu tố bi kịch. Có thể coi vở Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là một ví dụ. Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của một người nghệ sĩ có tài, có hoài bão nhưng mù quáng, vô tình giẫm đạp lên chữ tâm, chữ thiện. Khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá, thiêu hủy thì ông mới bừng tỉnh, xiết bao đau đớn, kinh hoàng ngửa mặt lên trời mà kêu lên: “Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài !”. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan thiềm, Cửu Trùng Đài dồn dập vang lên, hòa nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng.

III. 2. Hài kịch

Hài kịch là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội . Hài kịch cho đến thế kỉ XVII được coi như một thể loại đối lập với

bi kịch, và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết phải có hậu ( từ điển thuật ngữ văn học).

Hài kịch là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài. Tính hài kịch tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư

tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thoát cho con người khỏi những thói xấu, có tác dụng trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.

Hài kịch ra đời rất sớm, gần như đồng thời với bi kịch. A-ri-xtô-phan (khoảng 445 – khoảng 385 tr. CN) – nhà viết kịch Hi Lạp được coi là “cha đẻ” của hài kịch.

Do nội dung, tính chất, cung bậc của tiếng cười, hài kịch chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh hoạt, hài kịch trào phúng…

Cho đến nay, những tác phẩm của nhà hài kịch vĩ đại người Pháp Mô-li-e (1622 – 1673) được coi là hình thức cổ điển của thể loại hài kịch như Lão hà tiện , Trưởng giả học làm sang,

Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (ngữ văn 8), ở hồi II, lớp 5 của v

Trưởng giả học làm sang - một tiểu loại hài kịch tính cách đã khắc họa tính cách của ông Giuốc-đanh: Ông Giuốc- đanh thiếu hiểu biết, dốt nát trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục may hỏng (cảnh 1) và ông Giuốc- đanh háo danh trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ: bị rút tiền thưởng. (cảnh 2). Qua việc kể về ông Giuốc-đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả với nghệ thuật khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động và dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w