Chính kịch còn gọi là kịch drame (dram), đề cập đến mọi mặt của đời sống con người, đó là con người toàn vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc hài. U. Sếch-xpia là người đầu tiên đã thể hiện thành công cho loại kịch có sự pha trộn giữa bi và hài này. Có thể xem Hăm-lét là một ví dụ tiêu biểu.
Dần dần chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với cuộc sống và con người hiện đại. Ở Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng, đăc biệt là Lưu Quang Vũ đã có những tác phẩm xuất sắc thuộc lọai kịch này như “Ai là thủ phạm”. Hiện
nay, các nghệ sĩ của nhà hát kịch Việt Nam đang phủ một cách thể hiện mới cho tác phẩm “Ai là thủ phạm” của Lưu Quang Vũ.
Vở diễn kể về đời sống thường nhật của người dân thành thị trong những năm 80 ở Hà Nội, xung quanh những mảng đời nhỏ lẻ ở một khu tập thể có biệt danh "Quân khu Phượng Hà"! Một lớp trẻ sinh ra và lớn lên với nhiều cách giáo dục và hoàn cảnh sống khác nhau… Điều đọng lại là lớp trẻ này sẽ là những "người lớn" trong giai đoạn hiện nay và có một số còn lãnh đạo cơ quan, đất nước..?! Vậy điều gì sẽ xảy ra khi mấy chục năm trước đây, các ông bố, bà mẹ giáo dục con cái mình ra sao trong việc uốn độ cong của cành "cây non".. "Bé không vin - lớn gãy cành".... Câu châm ngôn ấy về một lối sống và cách rèn giũa dạy dỗ đạo đức cho con trẻ không trung thực, giả dối, phải chăng sẽ chính là căn nguyên sâu xa giải đáp cho câu hỏi “Ai là thủ phạm ?” của những hiện tượng cá nhân tha hóa, tham nhũng liên tục nảy sinh trong đời sống hôm nay.
Bằng thủ pháp dàn dựng sân khấu đồng hiện, xen kẽ giữa những bối cảnh xưa cũ là suy nghĩ của lớp trẻ hiện nay..., đạo diễn NSƯT Chí Trung đã khẳng định được bản lĩnh sân khấu của mình khi vẫn giữ được cái “hồn cốt” đậm chất kịch tâm lý, nhân văn của kịch tác gia tài hoa Lưu Quang Vũ mà vẫn tạo sự hấp dẫn ở nhiều mảng miếng hài tràn ngập trong vở diễn khi khắc họa một số tính cách nhân vật đậm dấu ấn thời bao cấp rất sinh động như “ông Tỷ luôn tọc mạch thưa kiện”, bà Loa “chuyên đưa chuyện hàng xóm”, một ông Đời “khúm núm, nịnh hót cấp trên”, một cán bộ Uy trịnh trọng và hách dịch”. Qua tài năng diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng như NSND Lê Khanh, NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Đức Khuê và các diễn viên hài nổi tiếng như Vân Dung, Quỳnh Dương, Thanh Dương, Anh Thơ, Thanh Tú, Chí Huy, Huy Toàn,... cùng gần hai mươi nghệ sỹ khác, đã mang lại một cách thể hiện mới rất ấn tượng và hấp dẫn cho vở diễn. Phần trang trí sân khấu của họa sĩ Doãn Bằng đầy sáng tạo, gợi mở không gian sân khấu cho khán giả nhớ về những bối cảnh của “một thời xa vắng” vất vả, khốn khó trong kịch của tác giả Lưu Quang Vũ. Không thể không nói tới thành công của vở kịch “Ai là thủ phạm” còn có sự góp phần về phần âm nhạc đầy hiệu quả qua các ca khúc sâu lắng, trữ tình và da diết của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc khi anh phổ thơ của Xuân
Quỳnh và Lưu Quang Vũ trong vở kịch "Ai là thủ phạm?" như sự gợi ý mong muốn của NSƯT Chí Trung nhằm tri ân cặp nghệ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ lúc dàn dựng tác phẩm sân khấu này .
Chương 4. Những yêu cầu về đọc kịch bản văn học - Dạy học thểloại kịch theo hướng tích hợp, phát huy năng lực, phẩm chất học loại kịch theo hướng tích hợp, phát huy năng lực, phẩm chất học sinh