Vị thế: Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lý lẽ giảo hoạt.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 55 - 59)

 Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình.

Như vậy, qua màn đối thoại đầy kịch tính, ta nhận thấy sự đau đớn, dằn vặt của Hồn Trương Ba. Nhưng dù đau đớn đến đâu, hồn Trương Ba cũng không thể thoát ra khỏi thân xác anh hàng thịt. Kết thúc cuộc đối thoại là sự lúng túng, cơ hồ như thất bại của hồn Trương Ba.

Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩ thầm kín. Ví dụ: Giu-li-ét nói một mình trong đêm khuya bộc bạch tình yêu với Rô-mê-ô. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế, hoặc tái hiện những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện: nhân vật tự phân thân để đối thoại với nhau như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ .

Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia sẻ, một điều bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.

Các dạng ngôn ngữ của kịch đòi hỏi phải mang tính khấu ngữ, động tác hóa và tính cách hóa. Trước hết, đó là những lời đối thoại thông thường trong cuộc sống, phải có tác dụng khắc họa tính cách, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa...của nhân vật. Nó mang sắc thái riêng của từng tình cách, do từ miệng nhân vật nói ra, chứ không phải do tác giả. Từ những lời ăn tiếng nói riêng của mình, nhân vật kịch “phải biểu hiện ở mức chính xác, tối đa một cái gì đó điển hình” (Gor - ki). Sự chính xác tối đa theo yêu cầu Go-rơ-ki chính là ở chỗ: Mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội là một đặc điểm cá tính riêng phải có tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi.

Ví dụ: Lời thoại của Rô-mê-ô mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát trong sự lựa chọn “Tôi đã vượt tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy ngườinhà em ngăn sao nổi tôi”.

Ngôn ngữ trong kịch đòi hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác. Hệ thống ngôn ngữ có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động. Điều này giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, tâm tư nhân vật. Tính hành động của nhân vật kịch không chỉ bộc lộ trong hình tượng

sân khấu mà nó đã được hình thành ngay từ trong cấu tạo kịch bản văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch phải đảm bảo cho sự phát triển đầy kịch tính của cốt truyện và những phản ứng hành động theo kiểu dây chuyền của các nhân vật kịch. Tính hành động là đặc điểm, diễn viên xử lý thích hợp với hành động của nhân vật trên sân khấu.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, trước sự phản ứng của người thân, Trương Ba vô cùng đau đớn song dứt khoát, kiên quyết không sống chung với xác hàng thịt dung tục. Ngôn ngữ của Trương Ba trong đoạn đối thoại này thể hiện rõ tâm trạng với cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu của Trương Ba:

Trương Ba trước phản ứng của người thân:

+ Vẻ mặt thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá:

Vợ Trương Ba: Con gái về chưa hả ông ? Hồn Trương Ba: Chưa. (thẫn thờ)

+ Cử chỉ: tay ôm đầu:

Vợ Trương Ba: Ông bảo không được nhưng tôi biết rồi sự thể sẽ cứ dẫn đến như vậy …Thôi tùy ông, tôi chỉ muốn ông được thảnh thơi sung sướng… Tôi không còn giúp gì ông được, tốt nhất là…là…không có tôi nữa, cũng như không có khu vườn nữa !

Hồn Trương Ba: Bà! (ngồi xuống, tay ôm đầu) + Giọng điệu nhẫn nhục, cầu cứu:

Hồn Trương Ba: Gái, cháu…

Cái Gái: Tôi không phải là cháu của ông

+ Điệu bộ run rẩy, lập cập:

Cái Gái: Còn cái diều của cu Tị nữa, chiều hôm kia nó mang diều sang đây chơi, ông cầm lấy đòi chữa cho nó, thế là ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý ! Lúc nãy, trong cơn sốt mê man, cu Tị cứ khóc bắt đền cái diều, nó tiếc…

Hồn Trương Ba: Thế ư ? Khổ quá…

Ngôn ngữ kịch phải mang tính khẩu ngữ cao. Nó vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày lại vừa có tính chất văn học. Trong kịch thơ và ca kịch dân tộc ngôn ngữ giàu tính ước lệ, cách điệu phù hợp với âm nhạc.

Ví dụ: Ngôn ngữ của Đào Huế ở lớp “Đánh ghen” trong trích đoạn chèo cổ “Tuần Ty - Đào Hiếu” vừa gần gũi với đời sống, vừa được cách điệu lên và phù hợp với âm nhạc của lớp này.

Đào Huế: - Liến chi, liến chi! Rẽ cậu ra để tôi trả lời cho em

Ới con tê ơi! Mày lấy được chồng bà Đất lơ trời lẳng, đất lẳng trời lơ

Có thể ông tơ chết tiệt, bà nguyệt chết dầm, Mồ cha đứa làm mối đặng người ni cho cậu

(Vĩa) Ối em ơi! Em nghĩ mình em đáng giá lạng vàng mười Đem ra kẻ chợ kém người năm phân

(Hát sắp đuổi) Chém cha con bợm lầu xanh Rủ rê chồng chị, dỗ dành chồng tao.

Ở đây, ta thấy, tác giả khuyết danh của vở chèo vận dụng rất tài tình ngôn ngữ dân gian của quần chúng kết hợp với yếu tố âm nhạc dựng nên ngôn ngữ nhân vật Đào Huế với giọng đay nghiến, chì chiết, khinh bỉ của một bà vợ đánh ghen.

Trong kịch nói cũng vậy. Ngôn ngữ nhân vật không xa lạ với ngôn ngữ đời sống. Các nhân vật kịch đối đáp với nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng ngày: “Cái chi nghe kinh người”, “giống vật không biết nhục” (Vũ Như Tô). Tuy nhiên, sự giản dị tự nhiên không hề mâu thuẫn với sự điêu luyện bởi ngôn ngữ kịch trước tiên là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển cũng như những cách nói năng tự nhiên chủ nghĩa. Trong vở Tôi và chúng ta, Lưu Quang Vũ đã thể hiện điều đó nên người xem có thể tiếp thu được một cách dễ dàng nội dung đối thoại của các nhân vật.

Lê Sơn: Chỉ e làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại ... no đòn!

Hoàng Việt:Da tôi dày lắm, cậu yên chí!

Lê Sơn: Anh thật là ... Thôi được, hứa với anh: Tôi không chạy đâu! Chỉ tuần sau là quy trình sản xuất mới sẽ được triển khai. Ông Đông-ki-sốt! Khổ

thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thể thiếu được Đông-ki- sốt. Này nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy!

(Anh đi khuất)

Ngôn ngữ nhân vật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng về quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần chúng, điều này quan trọng đối với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối với người viết kịch. Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng là những nhà viết kịch Việt Nam đã thể hiện khá rõ cá tính sáng tạo của mình trong sáng tạo ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w