Chương 3 Lí luận về kịch và kịch bản văn học I Kịch

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 45 - 47)

II. Nội dung cụ thể trong việc đổi mới phương pháp hướng đến hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho người học

Chương 3 Lí luận về kịch và kịch bản văn học I Kịch

I. Kịch

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, Nhà xuất bản giáo dục 2010 (T167– 168), thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ: cấp độ loại hình và cấp độ thể loại.

I.1. Ở cấp độ loại hình

Cùng với tự sự, trữ tình, kịch là một trong ba phương thức tái hiện đời sống cơ bản của văn học. Kịch được nhà soạn kịch viết ra mục đích chính là để diễn trên sân khấu (bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói của diễn viên), song lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Như vậy, kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Tuy vậy, biểu diễn trên sân khấu là mục đích chính mà nhà soạn kịch hướng đến.

Xung đột của kịch là những xung đột muôn thuở mang tính nhân loại (như giữa ước mơ - khả năng và hiện thực, cao cả và thấp hèn, thiện và ác, đẹp và xấu xa, tình yêu và thù hận, …) hoặc đó là những xung đột được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội nhất định. Tất cả những xung đột đó được lồng trong một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ, chứa đựng nhiều kịch tính

(sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật).

Nói đến kịch, phải nói đến hành động kịch. Hành động kịch được chia thành hành động bên trong hành động bên ngoài. Khi nhân vật suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng - đó là hành động bên trong. Tuy nhiên, phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật.

Trong kịch, ngôn ngữ kịch gồm: lời phát biểu của các nhân vật (đối thoạị, độc thoại nội tâm và bàng thoại); những lời trần thuật (những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản, câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, …). Tuy nhiên, lời phát biểu của các nhân vật nói lên ý chí, hành động của họ đóng vai trò chủ yếu còn những lời trần thuật đóng vai trò thứ yếu và có thể được lược bỏ khi diễn.

Nói đến kết cấu của vở kịch là nói đến sự phân hồi, cảnh nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái

được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của vở kịch luôn luôn thay đổi theo sự vận động của thời gian lịch sử, xã hội và theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô, tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh.

Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau.

II. 2. Ở cấp độ thể loại

Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch (dram) chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịchhài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Kịch vừa tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường để cười nhạo, chê bai, khinh bỉ các thói hư tật xấu; đặc biệt là mô tả các nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội (như hài kịch); vừa chú trọng xây dựng, tái hiện các mâu thuẫn xung đột gay gắt (như bi kịch), song về nguyên tác có thể giải quyết ổn thỏa, những xung đột này không mang tính bất biến, vĩnh hằng. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.

Vào nửa sau thế kỷ XVIII, thể loại kịch hình thành. Các sáng tác của các nhà khai sáng Ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713-1784), G.E. Lét-xing (1729- 1781), Bô-méc–se (1732-1799) đã hướng về các giá trị đạo đức, tinh thần, lý tưởng của các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của nó, kịch – chính kịch đã ảnh hưởng, tiếp nhận những phương tiện biểu đạt, những thủ pháp nghệ thuật của bi kịch, hài kịch, kịch hề,…làm cho tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn nén hơn cũng như để tăng sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật sâu sắc tới quần chúng.

Ở Việt Nam, vào những năm 20 của thế kỷ XX, với những sáng tác tiêu biểu đầu tiên như “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc..., kịch Việt Nam chính thức ra đời. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội. Hàng loạt các vở kịch lớn, chất lượng được dàn dựng như Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ),…Đặc biệt có những vở kịch đã gây được tiếng vang lớn và được

công diễn ở nhều nước trên thế giới, giành được nhiều giải thưởng vẻ vang như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w