Nữ: Kính thưa các thầy cô giáo, các em hs thân mến Chuyên đề

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 84 - 87)

ngoại khoá Hướng về nguồn cội của chúng tôi đến đây kết thúc. Một lần nữa, thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong các chuyên đề ngoại khóa lần sau.

(Kịch bản chương trình: Trần Ngọc Thúy, Vũ Thị Thu Hương)

...Hết...

IV. 2. Đổi mới thông qua giờ đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích - Lưu Quang Vũ)

Những việc chuyên đề ngoại khóa trên đã thúc đẩy chúng tôi đổi mới trong phương pháp tiếp cận kịch bản văn học. Trong năm học 2014- 2015, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện tiết hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong

tháng 3 bằng việc đổi mới tiếp cận đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích - Lưu Quang Vũ). Một trong những phương pháp chúng tôi sử dụng trong tiết dạy học là đọc sáng tạo kịch bản văn học dưới hình thức học sinh làm việc theo nhóm, theo dự án biến kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ thành đoạn trích sân khấu (trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt tính chính xác nguyên văn của kịch bản Lưu Quang Vũ, dưới sự định hướng, tổ chức của giáo viên). Trong dự án này, học sinh được làm chủ việc diễn xuất, thiết kế mĩ thuật, thiết kế sân khấu, đạo diễn, trang phục,...

Sau phần diễn xuất của diễn viên - học sinh, khán giả - “nhà phê bình sân khấu” - học sinh tự nhận xét, đánh giá, cho điểm kết quả dự án trên biểu đồ.

Với phần diễn xuất và đánh giá của học sinh, chúng tôi mong muốn gửi đến học sinh thông điệp về khả năng sáng tạo nghệ thuật còn đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh thông qua trò chơi khoa học - nghệ thuật được sử dụng trong tiết dạy học, đó là: “Tôi có thể trở thành diễn viên trong tương lai?”, “Tôi có thể trở thành nhà phê bình sân khấu trong tương lai?”.

Có thể nói, những hoạt động chuyên môn nói trên của chúng tôi phần nào thúc đẩy chúng tôi đổi mới phương pháp tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch theo hướng lớp học - sân khấu nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học.

Chương 6. Phương pháp dạy học truyền thống về lí luận thể loại kịch I- Thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động dạy học

Để thấy rõ việc dạy - học lí luận về thể loại kịch theo lối cũ thường thấy, chúng tôi xin phép lựa chọn ngẫu nhiên một giáo án bất kì mà giáo viên đã và đang sử dụng được phổ biến rộng rãi để trích dẫn làm cơ sở:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt I. Kịch

GV: Em đã được học những tác phẩm kịch nào trong chương trình ngữ văn THPT? Kịch là gì ?

HS trả lời GV chốt lại.

GV: Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là gì?

HS trả lời.

GV: Nhân vật kịch và ngôn ngữ nhân vạt kịch có điẻm gì chú ý?

HS dựa vào sách giáo khoa, trả lời.

Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người:

đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên).

2. Đặc trưng

- Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người – xung đột kịch.

- Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.

- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện, góp phần thể hiện xung đột kịch. - Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện…) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch. - Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải quyết

- Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ…

- Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật

GV: Bố cục kịch?

GV: yêu cầu để đọc văn bản kịch?

tính cách nhân vật.

- Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn(hồi) lại được chia thành nhiều lớp (cảnh ) khác nhau.

- Phân loại kịch:

+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)

+ Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử.

+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm,…

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học.

- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn. - Tập trung vào lời thoại của nhân vật. - Phân tích hành động kịch.

- Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w