Dạy học thể loại kịch theo hướng tích hợp, phát huy năng lực, phẩm chất học sinh

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 66 - 69)

học sinh

Học sinh ở trung học phổ thông, học kịch là kịch bản văn học. Dạy kịch bản văn học không đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn, thưởng thức vẻ

đẹp của một lời văn hoặc biện pháp tu từ, cũng không phải để mô phỏng diễn theo cử chỉ, điệu bộ của nhân vật kịch. Kịch bản văn học vừa thể hiện đặc trưng của một văn bản văn học, vừa thể hiện đặc trưng của thể loại kịch. Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng của một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người dạy và người tiếp nhận.

Theo nhu cầu thực tiễn, theo yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát huy phẩm chất năng lực học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo “phương pháp người học là trung tâm” thì giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững, làm rõ được các mâu thuẫn, xung đột, hành động, ngôn ngữ… có trong vở kịch mà điều quan trọng là phải làm cho học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm và theo năng lực chuyên biệt của mình có thể trả kịch bản văn học về môi trường sân khấu (kịch sân khấu), phải “sân khấu hóa” những gì được mô tả. Khi đó học sinh sẽ có điều kiện thể nghiệm ý nghĩa của kịch bản văn học. Học sinh vừa là đạo diễn, vừa là những diễn viên, kịch sĩ thực thụ. Khi đó những lời thoại sẽ bị lược bỏ bớt đi, dẫn dắt của người viết kịch cũng không còn (hoặc rất ít). Học sinh bằng sự cảm nhận, thâm nhập sâu sắc vào kịch bản văn học sẽ cho người xem một sân khấu kịch mà ở đó các em - những kịch sĩ với hành động, ngôn ngữ của mình có thể làm sống dậy một kịch bản văn học với những xung đột mâu thuẫn đầy kịch tính.

Đối với thể loại bi kịch, học sinh không chỉ cần nắm rõ được bản chất, nguyên nhân xung đột dẫn đến cái bi mà còn phải hóa thân vào nhân vật, thể hiện được những giằng xé, đau đớn, xót xa. Đối với hài kịch, lại phải thể hiện được tiếng cười, gây cười đối với độc giả bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của mình. Khi các em đã hóa thân vào được nhân vật kịch, trở thành những kịch sĩ nghiệp dư, các em đã không những nắm rất chắc về kịch bản văn học mà còn có rất nhiều cảm nhận suy nghĩ riêng của các em đối với tác phẩm kịch, nhân vật kịch đó.

Với đề tài mà chúng tôi thực hiện, ngoài phương pháp người học là trung tâm nói trên, giáo viên cũng nên chọn phương pháp kỹ thuật tạo ra ý tưởng. Phương pháp này phù hợp với nhóm học sinh. Với việc sắm vai các nhân vật trong vở kịch Thế mà lại hay (cho phép chúng tôi tạm dùng thuật ngữ này) do

chúng tôi viết lại, theo hướng tích hợp tri thức văn học Việt Nam hiện đại với tri thức lịch sử, giáo viên nên ghi chép và phân tích đánh giá ý tưởng của các em trong quá trình thực hiện. Các em cũng cần tự do suy nghĩ để nhập vai và giáo viên và nhóm học sinh với vai trò là đạo diễn, sẽ là người kết nối các ý tưởng: cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho nhóm học sinh - diễn viên các ý tưởng nhập vai (nên tiến hành hành động, cử chỉ như thế nào ?).

Để nắm vững các vấn đề đặt ra trong kịch bản văn học Thế mà lại hay !, học sinh cũng cần nắm vững các kiến thức liên môn: ngoài văn học là lịch sử xã hội nước ta những năm trước cách mạng tháng 8-1945; kiến thức liên bài: truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố,… Đồng thời, học sinh cần hiểu đặc trưng tính cách, tâm lí, số phận của các nhân vật văn học.

Giải quyết tốt các vấn đề nêu ở trên, chúng tôi đã tiến hành sân khấu hóa tác phẩm, coi đây như một hình thức đổi mới tổ chức lớp học lí luận về thể loại kịch.

Chương 5. Thực tiễn đổi mới phương pháp dạy họcnhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học

(trong đó có đổi mới dạy học thể loại kịch)

Tính đến năm học 2014- 2015, nền giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách, với mong muốn nền giáo dục cách mạng của ta thực hiện đúng mục tiêu giáo dục, đào tạo con người đúng nghĩa. Năm học này, chúng ta vẫn nên tiếp tục chủ trương đúng đắn là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, trong đó đổi mới phải đi liền với mục tiêu hình thành, phát huy năng lực, phẩm chất người học.

Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đều chú trọng vai trò trung tâm, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhiều công trình nghiên cứu công phu về phương pháp dạy học đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học Sư phạm trên toàn quốc. Song thực tế, những phương pháp dạy học đó khi đi vào các nhà trường THPT thì chưa đạt hiệu quả như mục tiêu mong muốn.

Một phần của tài liệu skkn đổi mới tổ CHỨC lớp học lí LUẬN về THỂ LOẠI KỊCH THEO HƯỚNG sân KHẤU hóa, NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực, PHẨM CHẤT NGƯỜI học (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w