Kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đền chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Trong bài nghiên cứu này các số liệu thu thập chủ yếu bằng phương pháp bảng câu hỏi. Do đó độ tin cậy của thông tin thu thập từ bảng câu hỏi quyết định sự chính

xác của bài nghiên cứu này. Độ tin cậy của bảng câu hỏi phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

- Sự hợp tác, kiên nhẫn, tập trung và tính khách quan của đối tượng được phát bảng câu hỏi. Thông thường bảng câu hỏi càng dài, càng phức tạp thì độ chính xác của thông tin thu thập được càng thấp.

- Sự hiểu biết của người khảo sát về nội dung của bảng câu hỏi và đối tượng phỏng vấn. Sự chọn lựa đối tượng phỏng vấn phù hợp với dự án đang nghiên cứu.

- Mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và dự thống nhất giữa các thành phần trong bảng câu hỏi. Để kiểm tra độ tin cậy trong bảng câu hỏi trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hệ số độ tin cậy α của Cronbach. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi (H.

Trọng và C.N.M.Ngọc, 2008, tr.19). Hệ số α được tính theo biểu thức sau:

. 1 (N 1) N        Trong đó:

- ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi - N là số mục hỏi, nhân tố trong nghiên cứu

- Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0.6 nhưng tốt nhất là lớn hơn

0.7 (Nunnally& Burnstein, 1994)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đền chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)