Về năng lực thi công nhà thầu là đơn vị đã thi công rất nhiều dự án chung cư cao tầng. Năng lực ban chỉ huy công trường ngoài những vị trí chủ chốt số còn lại là những kỹ sư trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhưng lại được giao những vị trí quan trọng nên đã có một số sự cố ảnh hưởng đến chất lượng như nhầm mác bê tông cột, đặt thép chờ cột không đúng vị trí, trong quá trình thi công đổ bê tông không kiểm soát kỹ quá trình đầm, dùi trong lúc đổ bê tông gây hậu quả bề mặt dầm, vách bị rỗ.
Về mặt tài chính là một công ty lớn nên có tiềm lực tài chính mạnh, có các máy móc trang thiết bị thi công khá tốt. Là nhà thầu có hệ thống quản lý chất lượng
được áp dụng cho tất cả công trường. Trong giai đoạn dự thầu dự án khu dân cư có một nguyên nhân từ phía nhà thầu là sự ước lượng chi phí, đơn giá không hợp lý với mức độ khó khăn của dự án và thiếu sót trong dự toán
5.4.3.5 Đơn vị thầu phụ, cung ứng.
Các nhóm thầu phụ xây dựng đa số là các tổ đội được các giám sát quen biết giới thiệu. Nhiều trường hợp thầu phụ tự ý hủy bỏ hợp đồng do làm không thu được lợi nhuận.
Thầu phụ M&E và các đơn vị cung ứng vật tư như Bê tông tươi, thép xây dựng là các công ty con của chủ đầu tư. Vật tư được gia công trước khi vận chuyển tới công trường, đã xảy ra nhiều trường hợp cung cấp thiếu vật liệu, sai quy cách.
5.4.4. Kiểm tra các nhân tố vào dự án.
Bảng 5.4. Kiểm tra các nhân tố vào dự án thực tế.
Ký
hiệu Tên nhân tố
Tình tạng Xảy ra Mô tả A1 Nguồn vốn của dự án có
Chủ đầu tư tạm ngưng dự án 18 tháng, trong quá trình ngưng CĐT, nhà thầu thi công không có biện pháp bảo vệ các thép chờ các cấu kiện bị hen gỉ, một số bị cắt, tầng hầm bị ngậm nước hoàn toàn dẫn đến giảm chất lượng dự án
A2 Chậm trễ trong
việc thanh toán có
Chủ đầu tư chậm trễ trong các đợt thanh toán của nhà thầu, gây khó khăn trong việc nhà thầu thanh toán cho các đơn vị thầu phụ, nhà cung ứng vật tư
A3 Năng lực Ban
quản lý dự án không
Dự án được chủ đầu tư giao cho công ty con do chủ đầu tư thành làm tư vấn giám sát.
A4 Thời gian thi
công dự án có
Dự án chia thành 2 giai đoạn bắt đầu 04/12/2010 đến 23/05/2011 tạm ngưng vì thiếu nguồn vốn.
Giai đoạn 2: bắt đầu từ 01/11/2012 đến 01/10/2014 hoàn thành đưa dự án vào sử dụng.
Ký
hiệu Tên nhân tố
Tình tạng Xảy ra Mô tả B1 Thiết kế có nhiều thiếu sót có
Đơn vị tư vấn thiết kế là công ty con của chủ đầu tư thành lập ra. Đội ngũ nhân viên thiết kế còn trẻ thiếu kinh nghiệm. Gây ảnh hưởng như phải đục bê tông nới vách thang máy. Bố trí cầu thang bộ giữa bản vẽ kiến trúc và kết cấu không đồng nhất nhà thầu phải đập bỏ làm lại. vv…
B2 Giám sát tác giả có
Đơn vị tư vấn thiết kế không có mặt tại dự án để theo dõi, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các công việc xây dựng.
C1 Năng lực quản
lý có
Đơn vị tư vấn giám sát là công ty con của chủ đầu tư thành lập ra. Đội ngũ tổ TVGS còn trẻ, chưa có kinh nghiệm giám sát các chung cư cao tầng, gây nên không kiểm soát được chất lượng, tiến độ, chi phí phát của nhà thầu thi công.
C2 Tiêu cực có
Các đơn vị cung ứng vật tư, thầu phụ thi công, được đơn vị TVGS/QLDA giới thiệu và duyệt làm khó khăn trong công tác kiểm soát chất lượng vật tư.
C3 Hệ thống quản
lý chất lượng không
Đơn vị TVGS/QLDA có hệ thống quản lý chất lượng
C5 Chậm giải quyết
các vướng mắc có
Đơn vị TVGS chậm trễ phát hành các bản vẽ thay đổi, các câu hỏi liên quan, hoặc chưa rõ của nhà thầu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà thầu.
C6 Phối hợp giữa
các bên có
Đơn vị thầu M&E, điện nước thuộc công ty con của chủ đầu tư nên trong quá trình thi công sự phối hợp giữa 2 bên không được đơn vị TVGS/QLDA coi trọng.
D1 Năng lực quản
lý thi công có
Đội ngũ kỹ thuật của nhà thầu còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thi công chung cư cao tầng, gây một số ảnh hưởng đến chất lượng như: đặt thép chờ cột sai vị trí, giám sát không kỹ trong quá trình đổ bê tông gây bề mặt bê tông bị rỗ, .v.v
Ký
hiệu Tên nhân tố
Tình tạng Xảy ra
Mô tả
D2 Thiếu máy móc
và trang thiết bị không
Nhà thầu là đơn vị có đủ năng lực tài chính, máy móc thiết bị thi công khá đầy đủ
D3 Thiếu Biện pháp và công nghệ thi công không D5 Kế hoạch thi công không phù hợp có
Các báo cáo kế hoạch thi công của nhà thầu thường xuyên có thay đổi, cập nhật, do kế hoạch thi công không phù hợp với thực tế tiến độ thực tế
D7 Tiến độ gấp rút không
Do chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn và kinh doanh căn hộ nên tiến độ dự án thi công dự án rất chậm.
D8
Thiếu hệ thống quản lý chất lượng
không Nhà thầu là đơn vị có hệ thống quản lý chất lượng.
D9 Thiếu lao động
có tay nghề có
Đơn vị thi công có tiềm lực tài chính mạnh nhưng lại thiếu những tổ đội, lao động có tay nghề cao dẫn đến thi công gặp nhiều sai sót, mắc lỗi, như cốp pha đóng không kín, sai cao độ, thép gia công không đủ đoạn neo theo thiết kế, công tác làm mặt bê tông sau khi đổ không đảm bảo,…vv.
E1 Chậm trễ cung
ứng vật tư có
Đơn vị cung cấp, bê tông tươi, thép là công ty của chủ đầu tư, vì không đủ năng lực nên trong quá trình đổ bê tông thường xảy ra tình trạng gián đoạn khi đổ, bê tông không cấp đủ, hoặc chờ quá thời gian cho phép .
E2 Vi phạm, hủy bỏ
hợp đồng có
Các tổ đội thi công đổ bê tông không chấp hành nội quy công trường nên xảy ra mâu thẫu giữa đội ngũ giám sát và tổ đội thi công đã bỏ giữa chừng trong lúc đang đổ bê tông sàn. Hậu quả nhà thầu phải làm mạch ngừng đợi tổ đội khác thi công thay thế.
Kết luận:
Áp dụng nghiên cứu vào dự án khu dân cư, cho ta kết quả như sau:
Kết quả nghiên cứu đưa 20 nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng, trong số này có 14/20 nhân tố được nhận dạng trong dự án khu dân cư X.
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Các mục tiêu nghiên cứu đã được tác giả hoàn thành như sau : Mục tiêu 1:
Xác định những nhân tố chính gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn TP. HCM.
Tác giả đã tham khảo các nghiên cứu đi trước và tổng hợp được các nhân tố chính. Sau đó thông qua các cuộc phỏng vấn với nhóm chuyên gia thứ nhất đã thành lập được 36 nhân tố chia thành 6 nhóm là 6 bên tham gia vào quá trình thi công dự án trong đó có 2 nhân tố được bổ sung từ các chuyên gia. Bảng câu hỏi sơ bộ được lập. Tiếp theo, tác giả đã gặp và phỏng vấn nhóm chuyên gia thứ 2 để đánh giá bảng câu hỏi sơ bộ và các câu hỏi bên trong. Kết quả, nhóm chuyên gia đã thống nhất với hình thức bảng câu hỏi và các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng đều cho điểm trên điểm trung bình. Cuối cùng, luận văn cũng đã chính thức xác định được 36 nhân tố chính gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng. Mục tiêu của nghiên cứu đầu tiên đã được hoàn thành.
Mục tiêu 2:
Phân tích, đánh giá các nhân tố và tìm ra các nhân tố gây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng dự án.
Với mục tiêu này, tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát chính thức với tại nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng khảo sát chính là các nhà thầu thi công, Đơn vị Tư vấn/QLDA đang và đã từng tham gia vào dự án với nhiều vị trí khác nhau. Kết quả khảo sát đã chỉ ra được 20/36 nhân tố có cấp độ III . Ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng dự án.
Mục tiêu 3:
Đề xuất một số biện pháp hạn chế rui ro cho các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng
Với mục tiêu này, tác giả đã liên hệ phỏng vấn 4 chuyên gia hiện đang dự vai trò là Quản lý dự án các chung cư cao tầng trên địa bàn TP.HCM. Các chuyên gia được phỏng vấn về các giải pháp hạn chế xảy ra với các rủi ro cho các nhân tố gây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng. Kết quả thu được biện pháp phản hồi có tính thực tế và áp dụng cao. Như vậy mục tiêu thứ 3 đã hoàn thành.
Mục tiêu 4:
Nghiên cứu một dự án thực tiễn.
Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dự án khu dân cư X trong thời gian 2 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 14/20 nhân tố nghiên cứu đã xuất hiện trong dự án khu dân cư X
6.2. Đóng góp của nghiên cứu.
Nghiên cứu là tài liệu cần thiết cho các cấp quản lý của nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn/Ban quản lý dự án…tham khảo trong việc quản lý chất lượng của dự án chung cư cao tầng.
6.3. Hạn chế của nghiên cứu.
Với mong muốn tìm ra các nhân tố tiềm năng trong giai đoạn thi công trong các dự án chung cư cao tầng, phân tích, đánh giá và các gải pháp phòng ngừa, kiểm soát các nhân tố. Mặc dù tác giả đã nỗ lực, cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, song nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
- Nhận dạng các nhân tố chưa đầy đủ so với tình hình thực tế do chưa khảo sát được trên phạm vi rộng.
- Các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro cho các nhân tố chủ yếu dựa vào ý kiến 4 chuyên gia và 2 chuyên gia cho ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố, chưa khảo sát được rộng rãi của những đối tượng liên quan.
- Trong giai đoạn nghiên cứu dự án thực tiễn chưa nói lên được việc quản lý/ phản hồi rủi ro các nhân tố của nhà thầu, chủ đâu tư. Các thông tin có được chỉ mô tả ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng dự án.
6.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Khắc phục những hạn chế trên
- Đưa ra được quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng vào một dự án thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nghiên cứu trong nước.
Đặng Bá Luật (2014), Quản lý rủi ro dự án xây dựng chung cư cao tầng giai
đoạn xây lắp tại Tp hồ chí minh. Luận văn thạc sĩ, Ngành Công Nghệ và Quản
Lý Xây Dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí
Minh.
Đỗ Thị Thu. (2012). Quản lý rủi ro dự án sự dụng vỗn ODA cho phát triển
giao thông đô thị. Luận văn thạc sĩ, Ngành Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng,
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Anh Huy (2010). Đánh giá rủi ro giữa các dự án chung cư và quản lý
rủi ro dự án trong điều kiện Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Ngành Công Nghệ và
Quản Lý Xây Dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thống (2014). Bài giảng: Phương pháp định lượng trong quản lý.
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
Lưu Tường Văn. Bài giảng: Các chủ đề và phương pháp nghiên cứu. Trường
Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh.
Lương Đức Long. Bài giảng: Quản lý xây dựng nâng cao. Trường Đại học
Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài.
Adnan Enshassi 1, Sherif Mohamed 2, Saleh Abushaban3 (2009). “Factors Affecting The Performance Of Construction Projects In The Gaza Strip”.
Journal Of Civil Engineering And Management, 15(3), 269-280.
David Arditi and H Murat Gunaydin (1997). “Total quality management in the
construction process” International Journal of Project Management, 15 (4),
David Arditi et al., (1999), “Perceptions of process quality in building projects”. Journal Of Management In Engineering, 43-53.
Dr Patrick. X.W. Zou1 et all.,(2007), “Identifying Key Risks in Construction Projects: Life Cycle and Stakeholder Perspectives” International Journal of
Project Management, 25 (6), 601-614.
K. N. Jha & K. C. Iyer (2006), “Critical Factors Affecting Quality
Performance in Construction Projects”. Total Quality Management, 17(9),
1155-1170.
Jon Alvarez, Frances M, David Pieterse, Construction Risks: Identifying, Managing and Mitigating. KPMG’s 2007 Global Construction Survey
Martin Schieg (2006), “Risk management in construction project
management”. Journal of Business Economics and Management ,7 (2), 77-83
Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd ed.). New
York: McGraw-Hill
Teena Joy (2014). “A Study on Factors Influencing Quality of Construction
Projects”. International Journal of inovative research & Development, 3
(5),384-387.
Takim, R and Akintoye, (2002) “Performance indicators for successful
construction project performance”. Association of Researchers in Construction
Management, 2, 545-553.
Tengan Callistus (2014), “Factors Affecting Quality Performance of
Construction Firms in Ghana: Evidence from Small–Scale Contractors”. Civil
andEnvironmental Research, 6 (5), 18-23.
Perry, J. G. & Hayes (1985),“Construction Projects - Know the Risks”.
Chartered Mechanical Engineer, 78 (3) , 499-512.
Sameh Monir El-Sayegh. (2008) “Risk assessment and allocation in UEA construction industry”. International Journal of Project Management,26 (4),
Shou Qing Wanga ..et all. (2004). “Risk management framework for
construction projects in developing countries”. Construction Management and
Economics, 22(3), 237-252.
Richard Fellow & Anita Liu. (2008). Research Methods for Construction, 3rd
STT Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Tham khảo nghiên cứu
A Nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư
A1 Nguồn vốn của dự án Adnan Enshassi, et..
Teena Joy; A2 Chậm trễ trong việc thanh toán Sameh Monir El-
Sayegh
A3 Năng lực Ban quản lý dự án Roshana Takim, Akintola Akintoye A4 Thời gian thi công dự án Adnan Enshassi, et .. A5 Can thiệp vô lý trong quá trình thi công Sameh Monir El-
Sayegh
A6 Yêu cầu thay đổi thiết kế quá nhiều Perry, J.G & Hayes, et…
A7 Phối hợp giữa các bên Teena Joy; K. N. Jha & K. C. Iyer
B Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn thiết kế
B1 Thiết kế có nhiều thiếu sót Perry and Hayes; Patrick X.W. Zou
B2 Giám sát tác giả Chuyên Gia
B3 Thay đổi thiết kế quá nhiều David Arditi, Murat Gunaydin
B4 Phát hành thiết kế chậm trễ Sameh Monir El- Sayegh
B5 Sự phù hợp giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn Teena Joy; K. N. Jha & K. C. Iyer
C Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát/QLDA
C1 Năng lực quản lý Roshana Takim,
Akintola C2 Tiêu cực
K. N. Jha & K. C. Iyer Sameh Monir El- Sayegh
C3 Hệ thống quản lý chất lượng Chuyên gia C4 Chậm giải quyết các vướng mắc Roshana Takim,
Akintola Akintoye C5 Chậm phát hành thông tin và phản hồi Roshana Takim,
D1 Năng lực quản lý K. N. Jha & K. C. Iyer D2 Thiếu máy móc và trang thiết bị Sameh Monir El-
Sayegh
D3 Thiếu Biện pháp và công nghệ thi công Roshana Takim, Akintola Akintoye
D4 Hình thức hợp đồng David Arditi, H. Murat
Gunaydin D5 Kế hoạch thi công không phù hợp Perry and Hayes D6 Dự toán không đầy đủ hoặc không chính
xác
Dr Patrick. X.W. Zou, ..et …
D7 Tiến độ gấp rút Dr Patrick. X.W. Zou,