Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị cung ứng, nhà thầu phụ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đền chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43)

Bảng 2.12. Nhóm E: Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị cung ứng, nhà thầu phụ.

STT Nhóm các nhân tố Giải thích

1 Chậm trễ cung ứng vật tư.

Việc đơn vị cung ứng cung cấp vật tư chậm trễ hoặc không đủ vật tư trong các thời điểm cần thiết khiến cho công tác kiểm soát chất lượng vật tư rất khó khăn, hơn nữa công tác thi công có thể bị trì hoãn do thiếu vật tư.

2 Vi phạm, hủy bỏ hợp đồng.

Vì nhà thầu phụ, tổ đội, thường không có hợp đồng ràng buộc nên thầu phụ sẵn sàng rút khỏi công trình nếu không đem lại lợi nhuận cho công việc của họ. Thực trạng thường xuyên xảy ra trong các dự án xây dựng ở Việt Nam do

STT Nhóm các nhân tố Giải thích

thiếu chuyên nghiệp của các đội thầu phụ.

3 Vật tư không đảm bảo chất lượng.

Cung cấp vật tư không đúng chủng loại, nguồn gốc cũng như các đặc tính yêu cầu kỹ thuật cũng là một thực trạng thường xuyên xảy ra với

các dự án xây dựng ở Việt Nam

2.5.6. Nhóm nhân tố liên quan đến chính sách, xã hội, kinh tế, thị trường, tự nhiên.

Bảng 2.13. Nhóm F: Nhóm nhân tố liên quan đến ngoài dự án

STT Nhóm các nhân tố Giải thích

1 Thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt gây tác động xấu đến hiệu suất thi công tại công trường. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài, đây là giai đoạn cần có các kế hoạch chuẩn bị để công trình vẫn đảm bảo được tiến độ, và chất lượng công trình.

2 Điều kiện địa chất phức tạp không lường trước được

Theo nhiều kết quả thăm dò địa tầng, với đặc thù nền đất phù sa của các con sông, ở rất nhiều khu vực tại các thành phố lớn như TP HCM đều có nền đất yếu và không ổn định. Chính vì vậy yêu cầu về kỹ thuật thi công và quản lý chất lượng cũng phải được đáp ứng ở mức độ cao hơn, chi phí thực hiện và thời gian thi công hạng mục nền móng nhiều hơn.

Nguyên vật liệu của dự án rất khó tìm trên thị trường tại địa phương xây dựng công trình hoặc có quá nhiều công trình triển khai cùng lúc và

STT Nhóm các nhân tố Giải thích

3 Sự khan hiếm về nguyên vật liệu

nguồn nguyên vật liệu trên địa bàn không đáp ứng đủ cho tất cả các dự án từ đó bắt buộc phải sử dụng các vật liệu kém chất lượng để thay thế cũng là một thực trạng thường xuyên xảy ra với các dự án tại Việt Nam.

.2.6. Kết luận chương.

Chương 2 đã trình bày sơ lược một số định nghĩa quan trọng được dùng trong Luận văn. Ngoài ra chương còn giới thiệu phương pháp phân tích và đánh giá nhân tố chất lượng bằng ma trận khả năng- ảnh hưởng, ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố.Và giới thiệu phương pháp phản hồi rủi ro cho các nhân tố dựa trên ma trận ảnh hưởng của các nhân tố. Một số nghiên cứu về chất lượng trong dự án xây dựng trước đây cũng được tổng hợp, từ đó luận văn tiến hành nghiên cứu trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu trước.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu chương.

Chương 3 chứa đựng toàn bộ nội dung cơ sở lý thuyết của các phương pháp nghiên cứu và quá trình thu thập dữ liệu. Quá trình thu thập dữ liệu là nhận dạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.

8. Kiểm tra các nhân tố vào một dự án thực tế.

9. Kết luận và kiến nghị

6. Phân tích, đánh giá các nhân tố Phương pháp phân tích ma trận xác suất để xác định các nhân tố quan trọng.

7. Đề xuất biện pháp hạn chế. Tham khảo các tài liệu nghiên cứu .Phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia.

5. Thu thập dữ liệu (xếp hạng nhân tố ảnh hưởng) Khả năng xảy ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng.

4. Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Tham khảo các nghiên cứu trước. Phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia.

3. Nghiên cứu lý thuyết:

Lý thuyết về quản lý và quản lý chất lượng trong xây dựng

- Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng : Ma trận khả năng xảy ra/ Mức độ ảnh hưởng.

1. Đặt vấn đề

Các vấn đề trong quản lý dự án xây dựng

2. Xác định đề tài nghiên cứu Quản lý chất lượng dự án chung cư cao tầng trong giai đoạn thi công

3.3. Thu thập dữ liệu giai đoạn 1: Nhận dạng các nhân tố.

Đây là bước rất quan trọng, tác động đến kết quả của nghiên cứu. Do đó cần có sự tìm hiểu và sàng lọc kỹ càng các dữ liệu có được từ các nghiên cứu trước thông qua các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Kết quả của các bước thực hiện đều được kiểm tra và thử nghiệm để có thể thu thập được dữ liệu tốt nhất cho nghiên cứu.

Hình 3.2. Quy trình thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu có tính chất quyết định thành công của nghiên cứu, do đó thiết kế BCH cần được tiến hành kỹ lưỡng và phải được thử nghiệm kiểm tra trước khi tiến hành thu thập dữ liệu đại trà.

Nhóm chuyên gia 2: 8 chuyên gia Phát đại trà Tổng hợp, phân tích dữ liệu Điều chỉnh Bảng Câu Hỏi Mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng trong giai đoạn thi công

Danh sách các nhân tố rủi ro tiềm năng

Điều kiện Việt Nam

Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới Nhóm chuyên gia 1:

5 chuyên gia

Thiết kế BCH sơ bộ

Pilot test

GIAI ĐOẠN 1

GIAI ĐOẠN 2

GIAI ĐOẠN 3

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi (BCH)

Thống nhất quan điểm

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dự án

Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm

Khảo sát thử nghiệm

BCH đạt yêu cầu

Bổ sung hoặc giảm bớt các nhân tố

Phát hành Bảng câu hỏi chính thức Tham khảo các nghiên cứu

trước Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng Phỏng vấn nhóm chuyên gia thứ nhất Mục tiêu nghiên cứu Not Ok Ok

3.3.1.1. Nhận dạng các nhân tố tiềm năng.

Các nhân tố rủi ro được tổng hợp có chọn lọc từ các nghiên cứu tương tự ở nước ngoài. Trong đó có các nghiên cứu của Teena Joy (2014), Adnan Enshassi, Sherif Mohamed, Saleh Abushaban (2009), K.N. Jha & K.C. Iyer (2006), David Arditi, Murat Gunaydin (1999), … Trong các nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đã được phân loại dựa theo mối liên hệ của chúng với các thành phần của dự án. Luận văn sử dụng các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng của các nghiên cứu để tập hợp thành những nhân tố quan trọng. (phụ lục 1).

3.3.1.2 Xác định các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng phù hợp với phạm vi nghiên cứu.

Mặc dù tập hợp các nhân tố phức tạp là kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học đã được công nhận và công bố, nhưng các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước có điều kiện kinh tế, xã hội khác xa với Việt Nam. Để có được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phù hợp với nghiên cứu trong điều kiện ngành

xây dựng tại Việt Nam, các nhân tố tiềm năng trên được sàng lọc ra 36 nhân tố

thông qua ý kiến đánh giá của 5 chuyên gia quản lý dự án. Những chuyên gia này đang giữ những chức vụ quan trọng trong nhiều vị trí khác nhau của dự án (giám đốc dự án, chỉ huy trưởng, giám sát trưởng) tất cả đều có thâm niên nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực và tham gia nhiều dự án xây dựng chung cư cao tầng tại TPHCM. Bao gồm 1 giám đốc dự án của nhà thầu, 2 chỉ huy trưởng thi công, 1 chuyên viên của Ban QLDA, 1 tư vấn giám sát trưởng. Thông tin về chuyên gia được trình bày tại (phụ lục 2).

3.3.1.3 Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm

Bảng câu hỏi là một công cụ thu thập dữ liệu hữu hiệu đối với các nghiên cứu cần có sự cung cấp thông tin từ kinh nghiệm của nhiều người. Ưu điểm của nó được thể hiện khá rõ ở khía cạnh đơn giản, tiện lợi, thu thập dữ liệu nhanh chóng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, để xây dựng một bảng câu hỏi có chất lượng cần phải tuân theo những quy tắc và quy trình cụ thể. Theo Đặng Bá Luật (2014), ba điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi:

- Điều thứ nhất: Cách tổ chức có tác động rất mạnh đến tỉ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lượng thu thập thông tin (sự chính xác của các câu trả lời). - Điều thứ hai: Cách sử dụng từ trong câu hỏi, cách đặt câu hỏi cũng có tác

động rất mạnh đến chất lượng thông tin.

- Điều thứ ba: Thang đo lường dùng trong câu hỏi, điều này ấn đinh dạng thông tin mà ta thu thập.

3.3.1.4. Xây dựng thang đo.

Với mục tiêu là đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án trên 2 khía cạnh là khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, thang đo Likert 5, mỗi nhân tố ảnh hưởng sẽ được khảo sát qua 2 chỉ tiêu: đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng. Trong đó, mức độ khả năng xảy ra được đánh giá từ 1 cho đến 5 (khả năng xảy ra thấp => khả năng xảy ra rất cao) được mô tả như bảng 3.1. Và mức độ ảnh hưởng được đánh giá từ 1-5 (ảnh hưởng rất ít đến ảnh hưởng mạnh) như bảng 3.2.

Bảng 3.1. Đánh giá khả năng xảy ra. – (Độ Thị Thu, 2012)

Đánh giá Thang đo thứ tự Thang đo định lượng

1 Rất khó xảy ra 1-19%

2 Khả năng thấp 20-39%

3 Có thể xảy ra 40-59%

4 Khả năng cao 60-79%

5 Gần như chắc chắn 80-99%

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng: - (Độ Thị Thu, 2012)

Đánh giá Thang đo thứ tự Thang đo định lượng I Không hoặc có ít ảnh

hưởng

Chất lượng` công trình giảm nhưng khó phát hiện ra.

II Ảnh hưởng nhẹ Chất lượng công trình giảm làm tăng thêm chi phí <5%

Đánh giá Thang đo thứ tự Thang đo định lượng

III Ảnh hưởng vừa Chất lượng công trình giảm làm tăng thêm chi phí <5-10%

IV Ảnh hưởng đáng kể Chủ đầu tư không cho rằng chất lượng dự án đảm bảo mục tiêu và yêu cầu đặt ra V Ảnh hưởng rất mạnh Chất lượng dự án không đảm bảo các yêu

cầu của tiêu chuẩn

3.3.1.5. Thực hiện khảo sát thử nghiệm.

Trước khi phát bảng khảo sát chính thức, bảng câu hỏi nên được khảo sát thử nghiệm trước bởi một nhóm người trả lời. Điều này nhằm kiểm tra xem bảng câu hỏi có rõ ràng, dễ trả lời hay không thông qua phản hồi của những người trả lời. Từ đó, tác giả có thêm cơ hội để cải thiện bảng câu hỏi, khắc phục những khiếm khuyết hiện hữu (Fellows, Rn, &Liu, A 2008). Việc khảo sát thử được tiến hành với 10 chuyên gia đang làm trong các dự án chung cư cao tầng gồm:

 Một giám đốc dự án của Ban QLDA  Một giám đốc dự án của nhà thầu.  Một tư vấn giám sát trưởng.  Một tư phó trưởng tư vấn giám.  Ba chỉ huy trưởng của nhà thầu.  Ba chỉ huy phó của nhà thầu.

Thông tin về các chuyên gia thể hiện trong Phụ lục 3. Các chuyên gia được gửi bảng câu hỏi trực tiếp. Sau khi thu hồi, kết quả khảo sát được ghi nhận, các chuyên gia đều cho tích điểm “khả năng & mức độ ảnh hưởng không dưới 2 cho mỗi phần của câu hỏi. Điều này chứng tỏ họ đánh giá các nhân tố trong bảng câu hỏi là hợp lý và có đưa vào khảo sát đại trà. Kết quả khảo sát thử nghiệm được giữ lại làm kết quả nghiên cứu.

3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát.

Trong bài nghiên cứu này các số liệu thu thập chủ yếu bằng phương pháp bảng câu hỏi. Do đó độ tin cậy của thông tin thu thập từ bảng câu hỏi quyết định sự chính

xác của bài nghiên cứu này. Độ tin cậy của bảng câu hỏi phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

- Sự hợp tác, kiên nhẫn, tập trung và tính khách quan của đối tượng được phát bảng câu hỏi. Thông thường bảng câu hỏi càng dài, càng phức tạp thì độ chính xác của thông tin thu thập được càng thấp.

- Sự hiểu biết của người khảo sát về nội dung của bảng câu hỏi và đối tượng phỏng vấn. Sự chọn lựa đối tượng phỏng vấn phù hợp với dự án đang nghiên cứu.

- Mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và dự thống nhất giữa các thành phần trong bảng câu hỏi. Để kiểm tra độ tin cậy trong bảng câu hỏi trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hệ số độ tin cậy α của Cronbach. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi (H.

Trọng và C.N.M.Ngọc, 2008, tr.19). Hệ số α được tính theo biểu thức sau:

. 1 (N 1) N        Trong đó:

- ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi - N là số mục hỏi, nhân tố trong nghiên cứu

- Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0.6 nhưng tốt nhất là lớn hơn

0.7 (Nunnally& Burnstein, 1994)

3.3.3. Xác định số lượng mẫu.

Hiện nay, có các phương pháp xác định kích thước mẫu đang được sử dụng phổ biến:

- Theo Bollen(1989), số lượng mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (tỷ lệ 5:1)

Trong nghiên cứu này, do thời gian nghiên cứu giới hạn nên tác giả xác định số mẫu cần thu thập dựa vào các nghiên cứu trước đây. Do đó số lượng mẫu từ 100 đến 130 là có thể chấp nhận được.

3.3.4 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu:

Công việc lấy mẫu xuất phát từ ý tưởng lựa chọn một số phần tử từ một quần thể mà chúng có thể minh họa đặc tính cho toàn bộ quần thể đó. Một vài lý do bắt buộc phải lấy mẫu:

(1) chi phí thấp hơn. (2) kết quả chính xác hơn. (3) thu thập dữ liệu nhanh hơn.

(4) sự sẵn có của các phần tử trong quần thể. Có 2 kỹ thuật lấy mẫu đó là :

 Lấy mẫu khả năng (Probability)

 Lấy mẫu phi khả năng (Nonprobability).

Lấy mẫu khả năng là kỹ thuật lấy mẫu dựa vào khái niệm lựa chọn ngẫu nhiên các phần tử trong một quần thể. Ngược lại, lấy mẫu phi khả năng thì lựa chọn mẫu một cách tùy ý và mang tính chủ quan (Cooper & Schindler, 2001, tr. 163-166).

Do điều kiện hạn chế thời gian và chi phí, luận văn sử dụng lấy mẫu phi khả năng, kiểu lấy mẫu banh tuyết (Snowball sampling) hay còn gọi là lấy mẫu dây chuyền

3.3.5. Cách thức thu thập dữ liệu.

Đối tượng cần hướng đến để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là những người làm việc trong ngành xây dựng, thuộc đơn vị tư vấn quản lý dự án và nhà thầu. Hai phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong luận văn là phát – nhận câu hỏi trực tiếp và gửi nhận câu hỏi bằng email.

Phương pháp gửi nhận trực tiếp: Để tăng khả năng nhận được kết quả các bảng câu hỏi, các bảng câu hỏi sẽ được gửi đến đối tượng mà tác giả quen biết, đang thực hiện các dự án xây dựng tương tự. Phương pháp gửi và nhận bằng Email: địa chỉ

Email của các đối tượng phỏng vấn được tìm hiểu qua người quen, các đồng nghiệp, mạng xã hội.

3.4 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án. gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hường đền chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43)