Quản lý thuế tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 41 - 45)

Quan điểm chính trong quản lý thuế ở Trung Quốc là “người nộp thuế là trung tâm” và “tất cả cán bộ thuế đều phục vụ người nộp thuế”. Cơ quan thuế Trung Quốcđã chuyểntừ phương thức “tập trung chủyếu vào thuế” sang “tập trung chủ yếu vào dịch vụ”.

Dịch vụ cơ quan thuế cung cấp cho người nộp thuế nằm ở tất cả các khâu từ trước khi nộp thuế đến khâu nộp thuế cho đến khâu sau nộp thuế. Đối với khâu trước nộp thuế, các dịch vụ tập trung cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người nộp thuế. Khâu nộp thuế, cơ quan thuế tạo mọi điều kiện cho người nộp thuế, nộp thuế

31

nhanh chóng, thuận tiện. Các dịch vụ sau nộp thuế cung cấp các kênh thông tin cho người nộp thuế có thể theo dõi, khiếu nại hoặcđòi hoàn trả, bồi thường các khoản chi phí một cách nhanh chóng và thuận tiện. Để đảmbảo thông tin cho người nộp thuế ở tất cả các khâu trên, các dịch vụ cơ quan thuế Trung Quốc cung cấp hiện nay như: dịch vụ tư vấn,dịch vụthuế, dịch vụ thông tin, dịch vụ hỗtrợ về thuế.

Cơ quan thuếTrung Quốc đã đảm bảo những dịch vụ chuẩn hoá thông qua xây dựng các điều kiện cần thiết như: Khảo sát đánh giá người nộp thuế; đổi mới cơ cấu tổ chức hướng tới dịch vụ; nâng cao năng lực cán bộ thuế; xây dựng cơ chế phù hợp giữa các bộ phận cơ quan thuế; xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc…

Bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam

Qua tham khảo kinh nghiệm các nước đã áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, đồng thời trên cơ sở thực trạng nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai cơ chế này, tăng hiệu quả và khả năng thành công.

Thứ nhất, mặc dù cơ chế tự khai tự nộp đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt của mình, đồng thời trong điều kiện phát triển ngày nay, áp dụng cơ chế này là tất yếu, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm ĐTNT có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi ĐTNT. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại ĐTNT, các sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.

Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế này vào công tác quản lý, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của ĐTNT, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị,... Mặt khác, thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Thứ ba, cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu, thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế, xây dựng quy trình khiếu

32

nại nhằm đảm bảo công bằng cho các ĐTNT; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng.

Thứ năm, tiến hành phân loại ĐTNT thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý theo kỹ thuật rủi ro.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. Mục tiêu chung của các quốc gia là dịch vụ hỗ trợ phải được đảm bảo cung cấp thông tin tốt nhất cho người nộp thuế, tối thiểu hoá chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, đồng thời, tăng hiệu quả dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. Các dịch vụ hỗ trợ ngày càng đa dạng về hình thức, nội dung, về thời gian, địa điểm. Tuy nhiên sự đa dang này phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ thông tin của ngành thuế ở từng quốc gia.

Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn... Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực khách quan.

Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực thực hiện tích hợp thuế và hải quan với các nước trong khu vực nhằm hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN không biên giới.

Đây là bài học quan trọng trong quản lý thuế ở một số nước quốc gia phát triển.

Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và ĐTNT. Do vậy, cơ quan thuế cần có những thay đổi và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng hiệu quả và thành công cơ chế quản lý này.

Tóm tắt chương 1:

Chương này hệ thống các lý luận chung về quản lý thuế. Tác giả đã nêu lên những lý luận cơ bản này tạo nền tảng vững chắc cho nghiên cứu của luận văn. Tác giả

33

cũng nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý thuế của các nước OECD. Những kinh nghiệm từ các nướccó trình độ quản lý thuế khá tốt sẽ là bài học quý giá cho Việt Nam. Trên nền tảng lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu thực trạng quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục thuế Kiên Giang và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục thuế Kiên Giang.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC

NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.1 Khái quát về Cục Thuế Tỉnh Kiên Giang

Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB ngày21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở sáp nhập 03 tổ chức thu: Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và Chi cục Thuế Nông nghiệp.

Cục Thuế tỉnh Kiên Giang gồm 11 phòng chức năng: a) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ ngườinộp thuế; b) Phòng Kê khai và Kế toán thuế;

c) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; d) Một số Phòng Kiểm tra thuế;

đ) Một số Phòng Thanh tra thuế;

e) Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân; g) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán h) Phòng Kiểm tra nội bộ;

i) Phòng Tổ chức cán bộ;

k) Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ; l) Phòng Tin học.

Gồm 15 Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố gồm có: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U minh Thượng.

Biên chế trong toàn ngành có đến ngày 31/12/2014 là 814 cán bộ công chức, chất lượng cán bộ hiện tại: Cán bộtrình độ trên đại học 8 cán bộ, chiếm 0.9%; đại học634 cán bộ, chiếm 78%; trung cấp và cao đẳng 168 cán bộ, chiếm 21%; sơ cấp và khác 4 cán bộ, chiếm 0.49%, trong đó cán bộ nữ 206 cán bộ, chiếm 25%.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 41 - 45)