Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế quản lý theo chức năng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 83)

- Tuyên truyềnhỗ trợ người nộp thuế:

Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ trong phạm vi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NTNN, trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm các nước và kết quả đã đánh giá để có điều chỉnh phù hợp.

66

Triển khai các hình thức kê khai thuế điện tử và các dịch vụ điện tử khác của cơ quan thuế nhằm hỗ trợ cho ĐTNT kê khai, nộp thuế. Đơn giản các thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế cho các ĐTNT. Đồng thời, cho phép các ĐTNT thực hiện tự khai, tự nộp đối chiếu nghĩa vụ thuế trên mạng Internet ngành thuế trên cơ sở các qui định pháp lý về các giao dịch điện tử và hệ thống an toàn bảo mật ngành thuế.

Xây dựng và triển khai chương trình, nội dung giáo dục về thuế bắt buộc ở các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hệ thống văn bản hướng dẫn về thuế để cung cấp trên trang Internet của ngành thuế.

Chuẩn hóa các nội dung tuyên truyền, hỗ trợ. Từng bước hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗ trợ và thống nhất triển khai toàn quốc. Chuẩn hóa tài liệu theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế đã sửa đổi, bổ sung, mới ban hành. Xây dựng các tài liệu hỗ trợ hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo sắc thuế, theo ngành, nhóm NTNN. Thực hiện cung cấp cho các NTNN trên phạm vi toàn quốc.

Rà soát, hoàn thiện các qui trình, qui chế tuyên truyền hỗ trợ NTNN trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế hiện hành. Xây dựng qui trình và sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các chuẩn mực về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NTNN. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ.

Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ thuế kế toán, kiểm toán, đại lý thuế nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Các cơ quan thông tin đại chúng như : đài truyền thanh, truyền hình, báo hình, báo viết, xuất bản , in ấn, internet, hệ thống giáo dục học đường; đối tượng bao gồm cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp,... trên địa bàn tỉnh Kiên Giang . Trong đó, cơ quan Thuế kết hợp với các đơn vị ban ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế . thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra trong mỗi thời kỳ; đảm bảo người nộp thuế hiểu đúng, nghe theo và làm theo. Áp dụng các hình thức, biện pháp tuyên truyền đa

67

dạng, phong phú, không sáo rỗng; bảo đảm tác động hiệu quả đến đối tượng được tuyên truyền. Thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng; có chương trình thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo những chủ đề, nội dung phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Thuế, phù hợp với đối tượng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng về mặt hình thức và nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế phù hợp với trình độ dân trí,phù hợp với đối tượng tuyên truyền ( tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhân rộng các cá nhân, tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đa dạng các hình thức phổ biến pháp luật thuế, đáp ứng một cách thuận tiện nhất cho người nộp thuế , ...). Thiết lập chương trình đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cà công tác triển khai trên thực tế; kiến nghị, đề xuất các hình thức, biện pháp hiệu quả hơn; kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho sát tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của ngành thuế.

Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế.

Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với cơ quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế.

Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh Kiên Giang trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa bàn phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế; Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án trong địa bàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý việc cho cơ quan quản lý thuế.

68

nhằm tiến tới thực hiện quản lý thuế điện tử

Ứng dụng tin học trong quản lý thuế đối với NTNN: Xây dựng chương trình quản lý thuế NTNN, hổ trợ công tác của cán bộ thuế, tăng tính hiệu quả, giảm thời gian thực hiện các công việc thủ công của cán bộ thuế, có khả năng kiểm tra hoạt động của NTNN trên phạm vi địa bàn tỉnh Kiên Giang và toàn quốc. Chương trình phải có khả năng thu thập thông tin từ nguồn để xác định chính sách thu thuế (CSTT) của NTNN, quản lý được tất cả các NTNN của từng doanh nghiệp trên địa bàn và cả nước ... Áp dụng giải pháp này hổ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động, nghĩa vụ thuế của NTNN, đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện pháp luật thuế.

Cơ chế quản lý thuế hiện đại dựa trên sự trợ giúp của công nghệ thông tin chỉ được thực hiện khi các điều kiện đã tương đối đầy đủ, đồng bộ. Vì vậy, phải xây dựng lộ trình triển khai cụ thể, hoạch định từng bước đi thích hợp cho từng thời gian. Lộ trình phải cụ thể hóa từng công việc phải triển khai trong một khoảng thời gian xác định (3 đến 5 năm), trong đó, có chia ra chi tiết các bước công việc phải thực hiện trong từng năm. Cùng với nền kinh tế phát triển trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa, với sự gia tăng số lượng người nộp thuế, sự phát triển các giao dịch thương mại điện tử, sự chuyển dịch của các dòng tài chính, ngành thuế đứng trước thách thức lớn về công tác quản lý thuế nói chung, về công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhu cầu xây dựng chương trình hỗ trợ của công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại với các ứng dụng luôn cập nhật những thành tựu mới nhất của công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, việc tăng cường chức năng cho cơ quan thuế được quyền điều tra, khởi tố những vụ vi phạm về thuế lớn sẽ đem lại hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Tình trạng khiếu nại cũng đưa ra đòi hỏi về nhu cầu cần thành lập bộphận giải quyết khiếu nại về thuế tại các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương.

Nâng cấp website ngành Thuế, cung cấp các dịch vụ kê khai thuế điện tử trên mạng Internet; tạo thêm các kênh giao tiếp giữa ĐTNT với cơ quan Thuế như hệ thống quản lý trao đổi thư tín điện tử, hỏi đáp trực tuyến, điện thoại tự động,...

69

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế các cấp: nâng cấp và xây dựng các phần mềm quản lý kinh phí, nhân lực, tiền lương, hành chính, đào tạo, quản lý chất lượng công việc...

Phối hợp với Bộ tài chính xây dựng hạ tầng truyền thông thông suốt đảm bảo hệ thống hoạt động 24/24 giờ với hệ thống dự phòng sự cố an toàn, nhanh chóng.

* Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế:

Chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế là một chức năng nhiệm vụ thường xuyên của công tác quản lý thuế, tuy nhiên khi đưa tất cả các khoản nợ của đối tượng nộp thuế về một bộ phận chức năng để thu nợ là điều mới mẻ trong công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, bộ phận chức năng này vừa thực thi theo qui định

của Luật quản lý thuế, vừa tìm tòi nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung quy trình quản lý cho hoạt động này ở tất cả các cấp quản lý. Biện pháp cụ thể:

Rà soát, đánh giá toàn diện về công tác thu nợ và cưỡng chế thuế như tình hình nợ thuế, cơ chế chính sách, tổ chức thu nợ và cưỡng chế,… Đánh giá hiệu quả công tác thu nợ bao gồm qui trình, biện pháp áp dụng và hệ thống thông tin quản lý nợ đang áp dụng trong cơ chế tự khai, tự nộp. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong công tác quản lý thu nợ thuế.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế hiệu quả:

+ Triển khai các biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế theo các điều khoản qui định trong Luật quản lý thuế

+ Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ thuế và cưỡng chế thuế: ngân hàng, toà án….

Áp dụng "quản lý rủi ro" trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế:

+ Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu (bao gồm các thông tin trong và ngoài ngành thuế) cho việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế (xây dựng các chỉ tiêu thông tin, cơ chế thu thập thông tin, tổ chức việc thu thập và cập nhật thông tin...)

+ Xây dựng hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

70

cáo tài chính của ĐTNT trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

+ Hoàn thiện chuẩn về xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra.

Trên cơ sở nhiệm vụ theo chức năng, và quy định hiện hành, đúc rút qua thực tiễn thi hành Luật quản lý thuế, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu nợ thuế từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng và thực hiện chức năng quản lý thu nợ vàcưỡng chế thuế tại từng cấp.

Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thực hiện công tác quản lý thu nợ và phân cấp cán bộ theo mức chuyên gia. Đào tạo cán bộ theo kỹ năng của công tác thu nợ phù hợp với từng cấp quản lý và cơ chế quản lý đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và hiệu quả công việc.

Ban hành chuẩn mực về kiểm soát, đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế:

+ Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế

+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế.

* Thanh tra, kiểm tra thuế:

Do đặc điểm của thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có phạm vi điều chỉnh rộng, với nhiều hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực và bao gồm nhiều sắc thuế liên quan như thuế GTGT, TNDN, TNCN, phí và lệ phí cho nên việc quản lý và thu thuếđòi hỏi phải có nhiều biện pháp, trong đó việc kiểm tra, giam sát hồsơ kê khai thuế nhà thầu nước ngoài là một yêu cầu rất cần thiết. Bởi vì thông qua kiểm tra, giám sát thì mới đánh giá chính xác các nội dung thông tin kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan vềngười nộp thuế nhà thầu nước ngoài, tập trung kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trong các bảng kê thuế đầu vào, từđó giúp cơ quan thuế nắm được các hợp đồng có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhà thầu nước ngoài, và các hoạt động khác.

Rà soát và lựa chọn đúng hồ sơ kê khai thuế nhà thầu nước ngoài có dấu hiệu kê khai không đủ trên cơ sở phân tích rủi ro để phân tích, đánh giá tính tuân thủ của hồ sơ kê khai thuế hàng tháng, quý, năm để phát hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

71

các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài vào ngân sách; Theo dõi giám sát quản lý chặt chẽ hơn tình hình kê khai; Quản lý được nguồn thu thuế, biến động thuế hàng tháng làm ảnh hưởng nguồn thu; Góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong công tác kê khai thuế Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụnước ngoài.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế: nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc lựa chọn doanh nghiệp lập kế hoạch thanh tra và xác định phạm vi thanh tra. Nâng cao trình độ công chức thanh tra trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn thanh tra viên thuế và có chương trình đào tạo để công chức làm công tác thanh tra đạt được các tiêu chuẩn đó. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ thanh tra đảm bảo trung thực, trong sạch. Xây dựng sổ tay thanh tra, kiểm tra thuế NTNN làm cơ sở cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tại Kiên Giang thống nhất áp dụng trong toàn quốc. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo việc thực thi chính sách thuế một cách công bằng đối với người nộp thuế nói chung và NTNN nói riêng.

Về phía đối tượng nộp thuế: Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp với các ban ngành chức năng, từ đó phát hiện và chỉ cho họ thấy những sai sót đâu là lỗi cố ý, đâu là lỗi do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết,...từ đó hướng cho họ nâng cao dần ý thức trách nhiệm và tính tuân thủ trong công tác kê khai thuế, giảm thiểu các trường hợp sai sót trong hồsơ kê khai thuế, đồng thời là cơ sở đểđối tượng nộp thuế kê khai đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷcương trong quá trình thực thi công vụ, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm công chức thuế có hành vi vi phạm kỷ luật, gây nhũng nhiễu, phiền hà doanh nghiệp.

* Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng

Trong công tác quản lý thu thuế, hiện nay đa số các giao dịch kinh tếđều được thanh toán bằng tiền mặt, chưa có chế tài qui định bắt buộc về việc thanh toán qua ngân hàng nên cơ quan thuế gặp khó khăn trong kiểm soát doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế. Mặt khác, hiện nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ đạo

72

trong quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán công nợ. Đây là một trong

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 83)