Những hạn chế trong công tác quản lý thuế nhà thầu trên địa bàn tỉnh Kiên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63 - 66)

Kiên Giang

Tình trạng các Nhà thầu, Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam có ký hợp đồng với Nhà thầu, Nhà thầu phụ nước ngoài

53

không thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế theo luật định vẫn phổ biến.

Thiếu thông tinvề các đối tượng nộp thuế, chưa quản lý thuế chặt chẽ các hoạt động liên quan đến thuế nhà thầu trên địa bàn.

Từ những thực tại nêu trên chính là do một số nguyên nhân sau:

Do thường xuyên phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nên việc áp dụng các qui định của pháp luật thuế trong hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động chống gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng nói riêng còn tồn tại rất nhiều kẽ hở.

Trước hết,các văn bản pháp luật thuế đã qui định bắt buộc phải xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng để xác định thuế phải tuân thủ nguyên tắc thị trường nhưng những quy định này chưa được thực hiện 1 cách triệt để. Mặt khác, các qui định về khấu trừ tại nguồn đối với các khoản thu nhập từ Việt Nam của các cơ sở kinh doanh nước ngoài chưa chặt chẽ và không bao quát được nguồn thu.

Trong Luật Đầu tư cũng như Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các vấn đề cơ bản của hoạt động xác định giá chuyển nhượng, của nguyên tắc thị trường và các biện pháp, các chế tài xử lý hành vi gian lận trong định giá chuyển nhượng gần như không được đề cập đến hoặc nếu được đề cập đến thì rất chung, khó áp dụng trong thực tế. Các qui định về đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng không qui định rõ phạm vi và trách nhiệm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cung cấp tài liệu chứng minh cho các giao dịch với các cơ sở kinh doanh có quan hệ liên kết.

Chính việc chưa qui định hoặc qui định không rõ ràng trong Luật Đầu tư về vấn đề xác định lại thu nhập chịu thuế đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung, cơ quan thuế nói riêng trong quá trình thực hiện kiểm soát kết quả hoạt động sảng xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, các thủ tục quy định về quản lý và chuyển giao công nghệ, cũng như ưu đãi thuế đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, áp dụng kĩ thuật mới còn phức tạp, và phần nào chưa rõ ràng đã và đang là vấn đề để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng điều kiện định giá chuyển nhượng công nghệ. Ví dụ như:

Qui định giá hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế nhập khẩu được xác định theo hoá đơn thương mại. Qui định doanh nghiệp được toàn quyền xác định giá bán của sản phẩm.

54

Qui định giá trị công nghệ chuyển giao do các bên liên quan thoả thuận. Rõ ràng với những qui định "mở" như vậy sẽ khuyến khích các công ty đa quốc gia tăng cường hoạt động định giá chuyển nhượng để giảm thiểu nghĩa vụ thuế, chuyển bớt lợi nhuận ra nước ngoài mà các cơ quan quản lý Nhà nước khó có thể can thiệp.

Có thể nói công tác thu hồi nọđọng thuế là một nhiệm vụkhó khăn, phức tạp và nhạy cảm của ngành thuế. Cục thuế Kiên Giang coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp tăng nguồn thu NSNN. Tại Cục thuế Kiên Giang đã triển khai thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc thu hồi nợ đọng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế vẫn còn nhiều tồn tại.

Do nghiệp vụ quản lý thuế nhà thầu tương đối mới, phức tạp do vậy cán bộ thuế còn thiếu sự quan tâm cần thiết đối với đối tượng này

Cán bộ quản lý thuếchưa thực sự kiên quyết, chưa thể hiện được tính tiến công trong công tác, chưa thực sự nghiên cứu kỹ nghiệp vụ, kỹ năng quản lý thuế do đó phương pháp làm việc chưa thật sự khoa học; Chưa chủ động trong công tác khai thác thông tin về đối tượng nộp thuế, chưa nắm sát địa bàn, chưa nắm được các đối tượng chịu thuế mới phát sinh.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành chưa có đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số công chức đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra. Chất lượng đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra chưa đồng đều, trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ công chức còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ nòng cốt kế cận có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đặc biệt là bộ phận kiểm tra ở tuyến huyện.

55

Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về người nộp thuế từ tỉnh đến các huyện nhằm quản lý chặt các nguồn đầu vào, đầu ra của các doanh nghiệp từ đó làm cơ sở để xác định chính xác nguồn thu của chính bản thân các doanh nghiệp liên quan đến số thuế nhà thầu.

Nội dung các giải pháp đề ra trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Kiểm tra thuế và các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Cục thuế cũng như Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Từ đó nhằm xác định rõ ngay từ đầu các dự án đầu tư được triển khai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để đề ra các biện pháp phối hợp quản lý tốt đối với các nhà thầu, nhà thầu phụ thực hiện dự án. Đồng thời, quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc kịp thời xin ý kiến của Tổng cục Thuế nhằm đảm bảo việc quản lý thu thuế nhà thầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chặt chẽ, thu đúng, thu đủ và thực hiện tốt các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nước và vùng lãnh thổ.

2.3.7 Những thành tựu trong công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại Cục thuế Kiên Giang

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63 - 66)