Giải pháp về hoàn thiện chính sách

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 73 - 75)

Để hiểu một cách cặn kẽ và thực hiện đúng đắn các quy định của chính sách thuế là một vấn đề không phải đơn giản đối với các đối tượng nộp thuế, nhất là khi thực hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức các đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế, bởi trong thực tiễn không phải đối tượng nộp thuế nào cũng có thể hiểu biết, nắm rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ tư vấn thuế là nhu cầu rất bức xúc, thiếtthực của các đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay. Cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế, tất yếu đòi hỏi sự phát triển của dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán. Các hoạt động này giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đặc biệt, đối với NTNN, thời gian hoạt động tại Việt Nam ngắn, việc sử dụng các dịch vụ về thuế là nhu cầu thiết yếu, giảm thiểu rủi ro về khai thuế cho NTNN, giảmbớt áp lực cho cơ quan thuế.

Thể chế chính sách là điều kiện tiên quyết để cải cách hệ thống thuế nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Xây dựng hệ thống chính sách thuếđồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế là mục tiêu chiến lược mà ngành Thuếđặt ra. Để hoàn thiện hệ thống thuế cần những biện pháp sau:

63

Tiến hành tổng kết, đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện hệ thống chính sách thuế trên phạm vi cảnước; tiến hành nghiên cứu, sử dụng các mô hình phân tích dự báo để phân tích thực tiễn, kiểm nghiệm cơ sở lý luận, gắn kết với các điều kiện kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế để phục vụ cho việc cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế và từng sắc thuế cụ thể.

Rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành có quy định về thuế, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý để đảm bảo tính nhất quán về nội dung và phù hợp với lộtrình chương trình cải cách hệ thống chính sách thuế, đặc biệt là đảm bảo sự đồng bộ giữa hệ thống chính sách thuế với Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế.

Tăng cường sự phối hợp giữa các Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh về thuế, phí và lệ phí.

Rút ngắn qui trình và đơn giản hóa thủ tục về cấp mã số thuế; thống nhất sử dụng chung một mã số thuế của tất cả các cơ sở kinh doanh, kể cả các cơ sở có chức năng xuất nhập khẩu, giữa cơ quan thuếvà cơ quan hải quan .

Cải tiến thủ tục vềmua hoá đơn lần đầu và các lần tiếp theo.

Nghiên cứu kết hợp tờ khai thuếđồng thời với việc thanh toán thuế, tiến tới bỏ thông báo thuế. Thiết kế lại các mẫu biểu về kê khai, nộp thuế phù hợp với thực tiễn.

Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nộp thuếtheo cơ chế tự khai, tự nộp thuế; quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;... Trên cơ sởđó, ban hành các sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; quản lý thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác, đặc biệt là các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, trong nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí.

Bảo đảm kinh phí và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho công tác cải cách chính sách thuế; ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, cần bố trí nguồn ngân sách hàng năm cho công tác điều tra, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực hiễn và tổ chức triển khai thực hiện.

64

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ NHÀ THẦU nước NGOÀI TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)