MỘT SỐ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ CỦA BIDV HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 32)

3.3.1 Khách hàng cá nhân

- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi có kỳ hạn Online, tiền gửi Rút dần, tiền gửi Tích lũy Bảo An, Tiền gửi Tích lũy hưu trí, tiền gửi Tích lũy Kiều hối, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm dành cho trẻ em, tiền gửi thanh toán, tiền gửi Kinh doanh chứng khoán, trái phiếu bằng VND/USD.

- Tín dụng cá nhân: Cho vay du học, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, Chiết khấu/Cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm, sản phẩm Thấu chi không có tài sản bảo đảm, vay Mua nhà, vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

- Ngân hàng điện tử:

+BIDV Business Online: là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Internet mà không cần phải tới Quầy giao dịch.

+BIDV Mobile: là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép bạn thực hiện các giao dịch ngân hàng (vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn) một cách an toàn, chính xác, nhanh gọn ngay trên điện thoại di động của mình mà không mất thời gian đến quầy giao dịch.

+BIDV Online: là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch với BIDV thông qua Internet mà không cần phải tới Quầy giao dịch.

+BSMS: là dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động thông qua số tổng đài tin nhắn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (8149), cho phép khách hàng có tài khoản tại BIDV chủ động vấn tin về các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng và/hoặc nhận được các tin nhắn tự động từ phía BIDV.

3.3.2 Khách hàng doanh nghiệp

- Tín dụng bảo lãnh: Tài trợ chuỗi cung ứng thủy sản, tài trợ doanh nghiệp ngành dược, cho vay bước nhảy doanh thu, cho vay đầu tư tài sản cố định, tài trợ doanh nghiệp dệt may, cho vay mua ô tô, tài trợ doanh nghiệp khu chế xuất, tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tài trợ doanh nghiệp vệ tinh, thấu chi doanh nghiệp, cho vay ngắn hạn thông thường, cho vay trung dài hạn thông thường.

22

- Quản lý tiền tệ: Nộp thuế điện tử, thu hộ học phí, thu ngân sách nhà nước, Gói quản lý doanh thu Ưu việt - Revenues Plus, điều chuyển vốn tự động, thu hộ đa kênh, thu hộ theo danh sách.

- Tài trợ xuất nhập khẩu.

3.3.3 Định chế tài chính

- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi như ý, tiền gửi chuyên thu, giấy tờ có giá, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi kinh doanh chứng khoán.

- Sản phẩm dịch vụ: Thanh toán liên ngân hàng, chia sẻ rủi ro đối với giao dịch tài trợ thương mại, thanh toán song phương, thấu chi tổ chức tín dụng, BIDV e@syLink, Ngân hàng lưu kí giám sát.

- Kinh doanh vốn và tiền tệ: Kinh doanh vàng, ngoại hối, thị trường tiền tệ, giấy tờ có giá, thị trường vốn, phái sinh tài chính.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-06/2014 HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-06/2014

3.4.1 Về thu nhập

Thu nhập của Ngân hàng gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Sự biến động tổng thu nhập của Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khoản thu nhập từ lãi. Dựa vào số liệu thống kê của Ngân hàng ở bảng 3.1, cho thấy tổng thu nhập của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động, tăng giảm không ổn định. Thu nhập của BIDV HG năm 2012 tăng 11.605 triệu đồng so với năm 2011, trong đó thu nhập từ lãi tăng 6.892 triệu đồng chiếm 59,4% trong tổng tăng trưởng. Thu nhập từ lãi tăng hoàn toàn do thu nhập từ lãi vay tăng (mà chủ yếu là lãi vay ngắn hạn) trong năm 2012, còn thu nhập từ lãi tiền gửi giảm 7,78% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng thu nhập từ lãi vay này là do BIDV HG thực hiện đúng chủ trương theo Thông tin báo chí số 32/2012: BIDV điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định mức trần lãi suất cho vay tối đa là 12%/năm, các khoản vay ngắn hạn của khách hàng có định hạng tín nhiệm cao thuộc lĩnh vực này, lãi suất cho vay chỉ ở mức 11 – 12%/năm. Điều này làm doanh số cho vay của chi nhánh năm 2012 tăng cao, hơn nữa, Ngân hàng luôn chú trọng việc tăng cường mở rộng các hoạt động dịch vụ và thị trường tín dụng làm cho lượng khách hàng tăng và ổn định vào cuối năm 2012, do đó nguồn thu từ lãi tăng cao và làm tăng thu nhập của Ngân hàng. Ngoài ra, thu nhập khác tăng

23

1.867,52% so với năm 2011 cũng góp phần nhỏ vào tổng tăng trưởng của thu nhập. Mặc dù thu từ dịch vụ có sự giảm nhẹ 5,2% nhưng không tác động đáng kể vì hoạt động này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập.

Đến năm 2013, thu nhập của BIDV HG giảm mạnh, trong đó thu nhập từ lãi giảm 25,64% và là nguồn giảm gây ảnh hưởng lớn nhất cho tổng thu nhập. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm thu nhập từ lãi là do sự biến động về lãi suất, mà cụ thể do sự giảm sút của thu nhập từ lãi vay, giảm 23,70%, lẫn thu nhập về lãi tiền gửi, giảm 33,36%. Tính đến cuối tháng 06/2013, BIDV đã điều chỉnh 3 lần giảm lãi suất. Theo Thông tư số 14, 15 và 16/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tiền gửi bằng USD, đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại các thông tư trên, BIDV thực hiện thông cáo báo chí số 20, 22, 27/2013, lãi suất cho vay VND ngắn hạn các đối tượng ưu tiên áp dụng lãi suất cho vay tối đa 9,0%/năm, lãi suất huy động cũng được điều chỉnh giảm đáng kể 8,0%/năm và 7,0%/năm với kỳ hạn từ 3 đến dưới 6 tháng. Mặt khác, do sự trì trệ của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhu cầu vay vốn của khách hàng ở tỉnh Hậu Giang cũng giảm sút, thể hiện qua doanh số cho vay năm 2013 là 4.193.142 giảm 2.563.861 triệu đồng. Tuy nhiên thu nhập từ phí dịch vụ năm 2013 tăng 38,27%, do bắt đầu từ ngày 01/03/2013, Thông tư số 35/2012/TT- NHNN ngày 28/12/2012 của NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa chính thức có hiệu lực thi hành nên Ngân hàng có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động thẻ ATM. Nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm 3,25% trong tổng thu nhập năm 2013 nên không cải thiện được tổng thu nhập.

Qua kết quả xử lý số liệu, ta thấy thu nhập 6 tháng 2014 còn thấp và giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là một lần nữa vào ngày 18/03/2014 tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch BIDV đều phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay USD và VND theo Thông tư số 06,07,08,09/2014/TT-NHNN, Quyết định số 497/QĐ-NHNN, 498/QĐ - NHNN, 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, BIDV Hậu Giang chủ yếu đầu tư cho các dự án, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tuy nhiên những năm qua ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, bị nhiều cạnh tranh nên khả năng chủ động tài chính của các doanh nghiệp thấp dẫn đến khó khăn trong quá trình thu lãi của Ngân hàng. Hai nguyên nhân trên đã làm thu nhập từ lãi 6 tháng đầu năm 2014 giảm 14,36%. Bên cạnh đó, thu từ hoạt động thanh lý tài sản cũng giảm đáng kể 43,75%, ngược lại thu từ dịch vụ tăng 1.885 triệu đồng, tương ứng 45,59% nhưng vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên không

24

Bảng 3.1: Thực trạng thu nhập của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2011-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/ 2013 6T/2014

Chênh lệch

2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

1. TN từ lãi 400.549 407.441 302.967 144.882 124.076 6.892 1,72 (104.474) (25,64) (20.806) (14,36)

1.1.TN từ lãi vay 311.673 325.480 248.352 118.116 112.762 13.807 4,43 (77.128) (23,70) (5.354) (4,53) 1.2.TN từ lãi tiền gửi 88.876 81.961 54.615 26.766 11.314 (6.915) (7,78) (27.346) (33,36) (15.452) (57,73)

2. Thu phí dịch vụ 7.773 7.369 10.189 4.135 6.020 (404) (5,20) 2.820 38,27 1.885 45,59

3. TN khác 274 5.391 139 80 45 5.117 1.867,52 (5.252) (97,42) (35) (43,75)

TỔNG TN 408.596 420.201 313.295 149.097 130.141 11.605 2,84 (106.906) (25,44) (18.956) (12,71)

25

ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2014.

Thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng trên 95% tổng thu nhập. Trong thời gian qua, thu nhập từ lãi có biến động nhưng không nhiều, nhưng ta nhận thấy thu nhập từ lãi vay có xu hướng tăng, còn thu từ lãi tiền gửi lại có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang đẩy mạnh việc thu lãi từ hoạt động tín dụng, đây là dấu hiệu không tốt vì hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, thu từ phí dịch vụ là nguồn quan trọng thứ hai và có xu hướng ngày càng tăng do Ngân hàng ngày càng đẩy mạnh việc thanh toán bằng chuyển khoản, tăng cường hoạt động hệ thống ATM/POS,…Ngoài ra, còn có thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và cũng ít biến động.

Bảng 3.2: Cơ cấu thu nhập của BIDV Hậu Giang 2011-06/2014

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/ 2013 6T/2014 1. TN từ lãi 98,03 96,96 96,70 97,17 95,34 1.1 TN từ lãi vay 76,28 77,46 79,27 79,22 86,65

1.2 TN từ lãi tiền gửi 21,75 19,51 17,43 17,95 8,69

2. Thu phí dịch vụ 1,90 1,75 3,25 2,77 4,63

3. TN khác 0,07 1,28 0,04 0,05 0,03

TỔNG 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

3.4.2 Về chi phí

Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thông thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.

Do cùng chịu tác động song song của lãi suất giống như thu nhập trong hoạt động của BIDV HG, nên chi phí hoạt động trong giai đoạn 2011-6T/2014 cũng có nhiều tăng giảm đáng kể. Cụ thể chi phí năm 2012 tăng nhẹ 3,29% so với năm 2011 nhưng lại giảm 27,32% vào năm 2013. Chi phí năm 2012 tăng hoàn toàn do chi phí trả lãi năm 2012 tăng 12,04% so với năm 2011, các khoản chi phí còn lại đều giảm nhưng vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên tổng chi phí

26

vẫn tăng. Chi phí trả lãi tăng nguyên nhân từ việc trả lãi tiền vay tăng 12,61% và trả lãi tiền gửi tăng 7,65%. Chi phí trả lãi tiền gửi tăng vào năm 2012 là do năm 2012 có tổng nguồn vốn huy động trung bình cao nhất trong 3 năm (khoảng 356.045 triệu đồng) vì Ngân hàng thực hiện các hoạt động marketing thu hút khách hàng, thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng. Chi phí trả lãi vay cũng tăng biểu hiện qua bảng 4.1 do chi nhánh sử dụng vốn điều chuyển tăng 658.210 triệu đồng, tăng 36,80% so với năm 2011. Sở dĩ chi nhánh phải vay nhiều từ Hội sở và các TCTD khác là do trong thời gian này, thanh khoản của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của tỉnh Hậu Giang.

Trong năm 2013, ghi nhận sự giảm chi phí đáng kể từ BIDV HG, với tổng chi phí giảm 27,32% so với năm 2012. Chi phí giảm chủ yếu do chi phí lãi giảm mạnh (hơn 41%), các chi phí còn lại tăng. Năm 2013 chi nhánh đã nhiều lần hạ thấp lãi suất huy động, tiêu biểu là ngày 28/06/2013 thực hiện theo Thông tư 14,15/2013/TT-NHNN Ngân hàng đã giảm lãi suất không kỳ hạn chỉ còn 1-1,2%/năm, từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm xuống còn 5,5- 7,5%/năm và trên 12 tháng là 8-9%/năm. Lãi suất huy động quá thấp như vậy làm cho khách hàng không còn thiết tha với việc gửi tiền tiết kiệm, điều đó dẫn đến nguồn vốn huy động năm 2013 của chi nhánh giảm đáng kể (giảm 14,27% so với năm 2012) và kéo theo là chi phí trả lãi tiền gửi giảm 58,34%, chi phí trả lãi tiền vay giảm 39,10% so với năm 2012. Đây là nguồn chi phí chủ yếu nhất và cũng là nguồn chi phí lớn nhất của tất cả các Ngân hàng, dẫn đến chi phí trong năm 2013 sụt giảm đáng kể mặc dù có sự tăng trưởng 390,32% của chi dịch vụ và 170,26% của chi phí khác so với năm 2012. Sở dĩ, chi dịch vụ tăng cao như vậy là do trong năm 2013 chi nhánh triển khai thêm các chương trình dịch vụ bán lẻ như: Internet Banking, Mobile Banking, thanh toán qua máy POS, thanh toán trực tuyến.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 có chi phí giảm 8,12% so với cùng kỳ năm 2013 hoàn toàn do chi phí khác (bao gồm chi quản lý, thuế, khấu hao) giảm mạnh 80,3% so với 6 tháng đầu năm 2013, trong khi chi phí trả lãi và chi dịch vụ đều tăng.

Về tỷ trọng, như quan sát hình 3.2, ta thấy chi phí trả lãi tiền vay luôn giữ vị trí quan trọng và luôn chiếm hơn phân nửa chi phí của Ngân hàng do Ngân hàng sử dụng chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2012, do năm này chi nhánh hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong

27

Bảng 3.3: Thực trạng chi phí của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2011-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/ 2013 6T/2014

Chênh lệch

2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Chi phí trả lãi 347.938 389.824 229.078 118.742 141.050 41.886 12,04 (160.746) (41,23) 22.308 18,79

1.1 Trả lãi tiền vay 307.581 346.379 210.978 107.807 119.557 38.798 12,61 (135.401) (39,09) 11.750 10,90 1.2 Trả lãi tiền gửi 40.357 43.445 18.100 10.935 21.493 3.088 7,65 (25.345) (58,34) 10.558 96,55

2. Chi dịch vụ 192 93 456 116 752 (99) (51,56) 363 390,32 636 548,28 3. Trích DPRR 19.000 - - - - (19.000) (100,00) - - - -

4. Chi phí khác 36.820 27.263 73.682 45.160 8.895 (9.557) (25,96) 46.419 170,26 (36.265) (80,30)

TỔNG CHI PHÍ 403.950 417.180 303.216 164.018 150.697 13.320 3,29 (113.964) (27,32) (13.321) (8,12)

28

địa bàn tỉnh Hậu Giang nên nhu cầu tín dụng tăng cao, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ cần phải vay từ Hội sở chính hoặc các TCTD khác.

Khoản chi phí trả lãi tiền gửi của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với các NHTM khác. Nguyên nhân là do tỉnh Hậu Giang là tỉnh mới được tách ra từ Thành Phố Cần Thơ, là một vùng đất nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn, nhu cầu gửi tiền còn hạn chế. Tỷ trọng khoản chi phí này qua các năm có nhiều biến động đặc biệt năm 2013 chỉ còn chiếm khoảng 5,97%. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 khoản chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong thời gian qua 14,26%, cho thấy Ngân hàng ngày càng nổ lực để nâng cao nguồn vốn huy động.

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Hậu Giang 2011-06/2014

Hình 3.2 Cơ cấu chi phí của BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Ngoài ra còn có các khoản chi dịch vụ, trích dự phòng rủi ro (DPRR) và các chi phí khác. Khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 32)