PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV HẬU GIANG TỪ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 48 - 51)

TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014

Theo báo cáo của NHNN năm 2012, tăng trưởng tín dụng ngành Ngân hàng chỉ đạt 8,91% - là mức thấp nhất từ năm 2001 đến nay. Sang năm 2013, nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc 4% ở quý 3 đã giúp tăng trưởng tín dụng năm 2013 tăng lên 12,51% cao hơn mức kế hoạch NHNN đề ra và tín dụng lại ì ạch những tháng đầu năm 2014. Theo tình hình chung đó, hoạt động tín dụng BIDV HG cũng có những biến động bất ổn.

 Doanh số cho vay (DSCV): Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn, BIDV HG không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay: cho vay tiêu dùng, cho vay xây lắp, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay theo dự án tài chính nông thôn,…Nhưng vì có nhiều điều kiện khách quan làm cho DSCV của chi nhánh bất ổn, tăng giảm liên tục.

Qua bảng số liệu 4.3, ta thấy DSCV của chi nhánh tăng cao bất thường vào năm 2012 và giảm mạnh năm 2013. Năm 2012, BIDV HG cố gắng tận dụng lợi thế, tranh thủ sự ủng hộ từ bộ, ngành cấp trên, doanh nghiệp trong và

38

Bảng 4.3: Thực trạng tín dụng của BIDV HG giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 4.403.506 6.757.003 4.193.142 2.353.497 53,45 (2.563.861) (37,94) DSTN 3.981.924 6.082.651 4.007.087 2.100.727 52,76 (2.075.564) (34,12) Dư nợ 2.081.001 2.755.353 2.941.408 674.352 32,00 186.055 7,00 Nợ xấu 50.793 66.095 496.385 15.302 30,13 430.290 651,02

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 2011-2013

Bảng 4.4: Thực trạng tín dụng của BIDV HG giai đoạn 06/2012-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2013-6T/2012 6T/2014-6T/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 2.097.992 1.126.844 2.408.612 (971.148) (46,29) 1.281.768 113,75 DSTN 1.781.563 1.130.023 2.065.778 (651.540) (36,57) 935.755 82,81 Dư nợ 2.397.430 2.752.174 3.284.242 354.744 14,80 532.068 19,00 Nợ xấu 135.512 959.136 560.915 823.624 607,79 (398.221) (41,52)

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 06/2012-06/2014

ngoài tỉnh, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư…thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. BIDV đã liên tục hạ lãi suất cho vay với mục đích giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Mặt khác, năm 2012 là năm BIDV được chỉ định tham gia tài trợ thu mua lúa gạo tạm trữ vụ Đông Xuân, vì thế là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, BIDV Hậu Giang càng đóng một vai trò quan trọng trong nghiệp vụ này. Đây là cơ hội để Ngân hàng thúc đẩy cho vay các doanh nghiệp trong tỉnh, làm tăng DSCV. Trong năm 2013, tỉnh Hậu Giang gặp khó khăn, thách thức, nguồn tiền nhàn rỗi khan hiếm hơn, nhiều doanh nghiệp hoạt động không tốt, cộng với chiến lược khép kín cho vay của Ngân hàng được thực hiện dẫn đến DSCV thấp.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV tăng 113,75% so với cùng kỳ năm 2013, chứng tỏ năm 2014 đã cải thiện DSCV so với năm 2013 một cách đáng kể, tăng ổn định trở lại. Nguyên nhân là năm 2014, chi nhánh thực hiện một số chương trình cho vay nhiều khoản lớn với nhiều ưu đãi và tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt.

 Doanh số thu nợ (DSTN): Doanh số cho vay cao chưa hẳn đã tốt, Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Thu nợ là một

39

trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu.

Nhìn chung công tác thu hồi nợ của chi nhánh có nhiều biến động qua các năm, nhưng DSTN không quá chênh lệch với DSCV. Cũng giống như DSCV, DSTN tăng khá cao vào năm 2012 chứng tỏ chất lượng các khoản vay của Ngân hàng năm 2012 khá tốt, đây là kết quả tất yếu khi những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng xem xét chất lượng các khoản vay, luôn lựa chọn những dự án có tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhưng con số này giảm năm 2013 và được cải thiện tích cực ở 6 tháng đầu năm 2014.

 Dư nợ: Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào.

Qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy tổng dư nợ tăng liên tục qua các thời điểm cuối năm 2011, 2012 và 2013. Nguyên nhân là Ngân hàng ngày càng mở rộng thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Trong năm 2012, theo báo cáo thường niên của BIDV thì dư nợ tín dụng tăng 15,6% trong bối cảnh toàn ngành chỉ tăng 8,91%. Đối với riêng BIDV Hậu Giang cũng chạm mốc tăng trưởng dư nợ tín dụng 32% so với năm 2011, cho thấy BIDV thực hiện khá thành công chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng. Dư nợ tăng cao nhất vào năm 2012 do tốc độ tăng trưởng của DSCV cao hơn DSTN cùng kỳ và do Ngân hàng thực hiện gia hạn nợ hoặc thay đổi kỳ hạn trả nợ cho những DN có kế hoạch hoạt động khả thi nhưng chưa hiệu quả, theo đúng quy định của BIDV.

 Nợ xấu: Nợ xấu của Ngân hàng ổn định vào năm 2011, 2012 và tăng đột biến vào năm 2013. Nợ xấu năm 2013 tăng đến 651,02% so với năm 2012 do chi nhánh cho vay tập trung nhóm nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do ngành thủy sản những năm qua kinh doanh khó khăn, bị nhiều cạnh tranh nên chi nhánh bị nợ xấu tăng cao. Hơn nữa, Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cắt giảm đầu tư công đã gây bất ổn cho toàn thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 15 doanh

40

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phá sản, đó là chưa kể đến những doanh nghiệp từ các tỉnh lân cận có giao dịch với BIDV HG lâm vào phá sản như Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản Kim Ngư, Cty TNHH XNK Thiên Mã, Cty TNHH Tân Thiên Phú. Sang tháng 6 năm 2014, mặc dù nợ xấu đã giảm 41,52% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn cao hơn mức ổn định cùng kỳ năm 2012.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua khá bất ổn. Mặc dù có sự tăng lên của DSCV, DSTN nhưng phần nợ xấu còn khá cao. Vì thế, chi nhánh cần chú ý đến chất lượng của các khoản vay hơn nữa, không nên chạy theo lợi nhuận nhất thời mà cho vay ồ ạt không thẩm định kỹ, thường xuyên nghiên cứu và dự báo kinh tế thị trường để tránh tình trạng nợ xấu bùng nổ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)