Trên nền tảng kết quả đạt được năm 2012 và 2013, năm 2014 BIDV Hậu Giang tiếp tục phát triển theo mục tiêu, phương hướng phát triển chung của BIDV Trung Ương:
- Tiếp tục phát triển theo mục tiêu, phương châm kinh doanh “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn”.
- Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các Ngân hàng khác trên thị trường.
- Trở thành Ngân hàng dẫn đầu về quy mô bán lẻ.
- Quyết tâm xây dựng đường lối chiến lược kinh doanh hiện đại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đưa nền kinh tế tỉnh nhà đi lên theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trở thành chi nhánh hàng đầu tại Hậu Giang về huy động tiền gửi bằng ngoại tệ.
- Là Ngân hàng hiểu biết nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất trên thị trường.
- Ngân hàng dẫn đầu trên thị trường về việc thu hút nguồn nhân lực với chất lượng cao và làm việc có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hậu Giang cũng đưa ra một số mục tiêu năm 2014, cụ thể là:
- Thu dịch vụ ròng: 5.000 triệu đồng - Dư nợ cho vay: 2.150.000 triệu đồng - Dư nợ bình quân: 1.500.000 triệu đồng - Tỷ lệ nợ xấu: < 3%
- Lợi nhuận: 5.150 triệu đồng
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động kinh doanh, tăng cường hoạt động quản lý, phân tích thực trạng, đánh giá chất lượng các hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, đúng đắn, rõ ràng, minh bạch đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo có hiệu quả.
Duy trì quan hệ với khách hàng hiện hành, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những khách hàng ở Thành phố Vị Thanh.
Tập trung cho vay hỗ trợ xuất khẩu vì đây là thế mạnh của địa phương như về: thủy sản, lương thực,…đối với doanh nghiệp quốc doanh, vừa và nhỏ.
33
Ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác huy động vốn. Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư vào tỉnh Hậu Giang góp phần hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
34
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU
GIANG
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI BIDV HẬU GIANG
Nguồn vốn là một trong những yếu tố kinh doanh không thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào. Đối với Ngân hàng, thì điều đó càng quan trọng hơn bởi hoạt động chính của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn không những đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành, tồn tại và phát triển một cách bền vững, ổn định mà còn giúp cho Ngân hàng tổ chức, phát triển đa dạng hóa các hình thức kinh doanh của mình. Vì vậy việc phân tích biến động nguồn vốn để tổ chức và quản lý nguồn vốn tốt hơn là rất cần thiết. Nguồn vốn của Ngân hàng gồm vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn và các quỹ, trong đó nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Vì nguồn vốn huy động giúp cho Ngân hàng chủ động, linh hoạt trong việc đầu tư, phát triển một cách hiệu quả và là nguồn vốn có chi phí thấp.
Dựa vào bảng 4.1 và 4.2 có thể thấy tổng nguồn vốn của BIDV Hậu Giang tăng dần qua các thời điểm cuối năm 2011, 2012, 2013 và cuối tháng 6 năm 2014 với tốc độ tăng trưởng không đều nhau. Sự tăng trưởng của nguồn vốn có được không nhờ vào nguồn vốn huy động mà là nhờ sự tăng liên tục của vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do trong thời gian qua BIDV Hậu Giang đã triển khai rất nhiều chương trình theo chủ trương của BIDV Trung Ương: Chương trình cho vay tạm trữ lúa gạo vụ Đông xuân, hè thu 2011-2012; Tài trợ xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá thể nên đòi hỏi Ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của Ngân hàng. Nhưng vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh, chiếm trên 80% tổng nguồn vốn. Do Hậu Giang là vùng đất nông nghiệp, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nên nguồn tiền nhàn rỗi còn ít, vì thế việc huy động vốn còn nhiều hạn chế. Đây là một dấu hiệu không tốt về hoạt động huy động vốn của chi nhánh, cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.
4.1.1 Vốn huy động
Điểm khác biệt giữa NHTM và các doanh nghiệp khác là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các
35
doanh nghiệp thường hoạt động bằng vốn tự có là chính.
Bảng 4.1: Thực trạng nguồn vốn của BIDV HG giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tổng VHĐ 301.044 341.490 292.747 40.446 13,44 (48.743) (14,27) 1.1 TG TCKT 52.371 76.212 133.281 23.841 45,52 57.069 74,88 1.2 TG dân cư 176.650 178.682 128.971 2.032 1,15 (49.711) (27,82) 1.3 TG KBNN 72.023 86.596 30.495 14.573 20,23 (56.101) (64,78) 2. Vốn điều chuyển 1.788.833 2.447.043 2.682.379 658.210 36,80 235.336 9,62 3. Vốn và các quỹ 62.465 58.530 65.200 (3.935) (6,30) 6.670 11,40 Tổng nguồn vốn 2.152.342 2.847.063 3.040.326 694.721 32,28 193.263 6,79
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG năm 2011-2013
Bảng 4.2: Thực trạng nguồn vốn của BIDV HG giai đoạn 06/2013- 06/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014-6T/2013 Số tiền (%) 1. Tổng VHĐ 261.334 209.929 (51.405) (19,67) 1.1TG TCKT 54.501 57.063 2.562 4,70 1.2 TG dân cư 172.624 136.515 (36.109) (20,92) 1.3 TG KBNN 34.209 16.351 (17.858) (52,20) 2. Vốn điều chuyển 2.525.388 3.128.513 603.125 23,88 3. Vốn và các quỹ 42.786 68.883 26.097 60,99 Tổng nguồn vốn 2.829.508 3.407.325 577.817 20,42
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG năm 06/2013-06/2014
Qua bảng số liệu 4.1, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt giá trị cao nhất vào thời điểm cuối năm 2012 với 341.490 triệu đồng tăng 13,44% so với thời điểm cuối năm 2011. Cơ cấu nguồn vốn huy động được tạo nên từ ba thành phần chính là tiền gửi từ tổ chức kinh tế (TG TCKT), tiền gửi dân cư và tiền gửi Kho bạc Nhà nước (TG KBNN), trong đó tiền gửi dân cư là chủ yếu được thể hiện trong hình 4.1. Qua việc phân tích số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động thời điểm cuối năm 2012 tăng chủ yếu do TG TCKT tăng 45,52% và TG KBNN tăng 20,23%. TG TCKT tăng là nhờ các dịch vụ gửi tiền như Wester union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ BIDV-Smart@account.... TG KBNN tăng do nhà nước thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm hoặc tạm ngừng giải ngân. Ngoài ra BIDV Hậu Giang còn xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn nhân dịp xuân về, lì xì khách hàng trong ngày đầu năm mới.
36
Đơn vị tính: %
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 2011-06/2014
Hình 4.1 Sự thay đổi tỷ trọng của các loại tiền gửi trong nguồn vốn huy động BIDV Hậu Giang qua các thời điểm cuối năm 2011, 2012, 2013 và cuối tháng
6 năm 2014
Sang năm 2013 việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế khó khăn trong tỉnh, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong lưu thông bị hạn chế. Hơn nữa, Ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động liên tục năm 2013, lãi suất chỉ còn 1,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, 6-6,75%/năm với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, 12 tháng trở lên là 8,2-8,5%/năm. Vì thế việc gửi tiết kiệm không còn thu hút khách hàng, thay vào đó là những kênh đầu tư khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 tăng gần 23% và được đánh giá là một trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới (Vũ Bằng, 2014). Bên cạnh đó, KBNN thực hiện chỉ thị của Chính phủ về việc chi trả lương qua thẻ, thanh toán các công trình…Những nguyên nhân này làm cho nguồn vốn huy động thời điểm cuối năm 2013 giảm đáng kể 14,27% so với cuối năm 2012 trong đó tiền gửi dân cư giảm 27,82% và tiền gửi KBNN giảm 64,78%. Mặc dù TG TCKT cuối năm 2013 vẫn tăng nhưng không đủ bù đắp cho con số giảm của tiền gửi dân cư và KBNN.
Qua bảng 4.2, ta nhận thấy nguồn vốn huy động cuối tháng 6 năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tiền gửi từ dân cư giảm 20,92% và TG KBNN giảm 52,20%.
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 TG TCKT TG dân cư TG KBNN 17.40 58.68 23.92 22.32 52.32 25.36 45.53 44.06 10.42 20.85 66.05 13.09 27.18 65.03 7.79 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
37
4.1.2 Vốn điều chuyển
Do nguồn vốn huy động tại địa phương còn hạn chế trong khi nhu cầu về sử dụng vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn lại rất lớn nên BIDV HG không thể đáp ứng đủ vốn cho quá trình hoạt động, vì thế nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn điều chuyển, vay từ Hội sở chính hoặc các TCTD khác. Qua hai bảng số liệu 4.1 và 4.2, nhận thấy nguồn vốn điều chuyển tăng dần vào cuối mỗi năm và đặc biệt tăng cao vào thời điểm cuối năm 2012 (36,80%). Sở dĩ như vậy là vì chi nhánh thực hiện chủ trương chung của tỉnh Hậu Giang, nổ lực cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho 8.626 doanh nghiệp, thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay chương trình cụm tuyến dân cư, thu mua lúa gạo, nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra, tôm, thu mua mía nguyên liệu và sản xuất kinh doanh mía đường.
4.1.3 Vốn và các quỹ
Vốn và các quỹ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của BIDV HG. Vì thế sự biến động của nó không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng nguồn vốn. Nhưng trong giai đoạn 2011-06/2014, con số này cũng có nhiều biến động, tăng lên ở thời điểm cuối năm 2012, nhưng giảm vào cuối năm 2013 và đạt mốc cao nhất vào cuối tháng 6 năm 2014 với 68.883 triệu đồng tăng 60,99% so với cùng kỳ năm 2013.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV HẬU GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014
Theo báo cáo của NHNN năm 2012, tăng trưởng tín dụng ngành Ngân hàng chỉ đạt 8,91% - là mức thấp nhất từ năm 2001 đến nay. Sang năm 2013, nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc 4% ở quý 3 đã giúp tăng trưởng tín dụng năm 2013 tăng lên 12,51% cao hơn mức kế hoạch NHNN đề ra và tín dụng lại ì ạch những tháng đầu năm 2014. Theo tình hình chung đó, hoạt động tín dụng BIDV HG cũng có những biến động bất ổn.
Doanh số cho vay (DSCV): Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn, BIDV HG không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay: cho vay tiêu dùng, cho vay xây lắp, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay theo dự án tài chính nông thôn,…Nhưng vì có nhiều điều kiện khách quan làm cho DSCV của chi nhánh bất ổn, tăng giảm liên tục.
Qua bảng số liệu 4.3, ta thấy DSCV của chi nhánh tăng cao bất thường vào năm 2012 và giảm mạnh năm 2013. Năm 2012, BIDV HG cố gắng tận dụng lợi thế, tranh thủ sự ủng hộ từ bộ, ngành cấp trên, doanh nghiệp trong và
38
Bảng 4.3: Thực trạng tín dụng của BIDV HG giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 4.403.506 6.757.003 4.193.142 2.353.497 53,45 (2.563.861) (37,94) DSTN 3.981.924 6.082.651 4.007.087 2.100.727 52,76 (2.075.564) (34,12) Dư nợ 2.081.001 2.755.353 2.941.408 674.352 32,00 186.055 7,00 Nợ xấu 50.793 66.095 496.385 15.302 30,13 430.290 651,02
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 2011-2013
Bảng 4.4: Thực trạng tín dụng của BIDV HG giai đoạn 06/2012-06/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2013-6T/2012 6T/2014-6T/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 2.097.992 1.126.844 2.408.612 (971.148) (46,29) 1.281.768 113,75 DSTN 1.781.563 1.130.023 2.065.778 (651.540) (36,57) 935.755 82,81 Dư nợ 2.397.430 2.752.174 3.284.242 354.744 14,80 532.068 19,00 Nợ xấu 135.512 959.136 560.915 823.624 607,79 (398.221) (41,52)
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 06/2012-06/2014
ngoài tỉnh, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư…thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. BIDV đã liên tục hạ lãi suất cho vay với mục đích giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Mặt khác, năm 2012 là năm BIDV được chỉ định tham gia tài trợ thu mua lúa gạo tạm trữ vụ Đông Xuân, vì thế là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, BIDV Hậu Giang càng đóng một vai trò quan trọng trong nghiệp vụ này. Đây là cơ hội để Ngân hàng thúc đẩy cho vay các doanh nghiệp trong tỉnh, làm tăng DSCV. Trong năm 2013, tỉnh Hậu Giang gặp khó khăn, thách thức, nguồn tiền nhàn rỗi khan hiếm hơn, nhiều doanh nghiệp hoạt động không tốt, cộng với chiến lược khép kín cho vay của Ngân hàng được thực hiện dẫn đến DSCV thấp.
Sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV tăng 113,75% so với cùng kỳ năm 2013, chứng tỏ năm 2014 đã cải thiện DSCV so với năm 2013 một cách đáng kể, tăng ổn định trở lại. Nguyên nhân là năm 2014, chi nhánh thực hiện một số chương trình cho vay nhiều khoản lớn với nhiều ưu đãi và tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt.
Doanh số thu nợ (DSTN): Doanh số cho vay cao chưa hẳn đã tốt, Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Thu nợ là một
39
trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu.
Nhìn chung công tác thu hồi nợ của chi nhánh có nhiều biến động qua các năm, nhưng DSTN không quá chênh lệch với DSCV. Cũng giống như DSCV, DSTN tăng khá cao vào năm 2012 chứng tỏ chất lượng các khoản vay của Ngân hàng năm 2012 khá tốt, đây là kết quả tất yếu khi những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng xem xét chất lượng các khoản vay, luôn lựa chọn những dự án có tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhưng con số này giảm năm 2013 và được cải thiện tích cực ở 6 tháng đầu năm 2014.
Dư nợ: Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng