Phân tích dư nợ tại BIDV Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 66 - 73)

4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn tăng vào cuối năm 2012 và giảm xuống vào cuối năm 2013. Sở dĩ năm 2012 tăng cao như vậy là do chênh lệch giữa DSCV và DSTN cao hơn những năm khác. Bước sang tháng 6 năm 2014, dư nợ ngắn hạn giảm 12,11% so với cùng thời điểm năm 2013, điều đó cho thấy Ngân hàng bắt đầu chuyển hướng sang cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy vậy, nhưng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với trung hạn và dài hạn vì đây là loại hình cho vay có thể thu hồi vốn nhanh, mức độ rủi ro thấp hơn, dễ xoay chuyển với sự biến đổi của thị trường và phù hợp với chu kỳ kinh doanh ngắn hạn trong một năm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Hình 4.8 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của BIDV HG 2011-06/2014

Dư nợ trung hạn và dài hạn: Nhìn chung, dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích. Dư nợ trung hạn không có nhiều biến động, nhưng dư nợ dài hạn tăng cao vào cuối năm 2013 và tháng 6/2014.

85.82 90.48 66.49 89.12 65.63 7.43 5.20 7.67 6.59 9.68 6.75 4.33 25.84 4.30 24.69 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2013 06/2014

Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

56 Bảng 4.14: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV HG 2011 – 06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ NH 1.785.867 2.492.907 1.955.627 2.452.631 2.155.527 707.040 39,59 (537.280) (21,55) (297.104) (12,11)

Dư nợ TH 154.615 143.155 225.746 181.275 317.760 (11.460) (7,41) 82.591 57,69 136.485 75,29

Dư nợ DH 140.519 119.291 760.035 118.268 810.955 (21.228) (15,11) 640.744 537,13 692.687 585,69

57

Do trong thời gian này chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong công tác thu nợ, khoản cho vay chênh lệch quá lớn so với phần thu nợ, bên cạnh đó một phần cũng chịu sự ảnh hưởng của con số dư nợ đọng lại năm 2012. Về tỷ trọng, dư nợ trung và dài hạn luôn ở mức thấp hơn so với ngắn hạn, đó là nguyên tắc chung của hầu hết các NHTM do cho vay trung và dài hạn thời gian thu hồi vốn chậm, rủi ro cao. Nhưng hình 4.8 cho ta thấy tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn tại các thời điểm cuối năm 2013 và cuối tháng 6 năm 2014 tăng lên đáng kể. Năm 2013, ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng không còn tập trung cho vay ngành này cũng như không cho vay ngắn hạn nhiều nữa, việc thẩm định cho vay khó khăn hơn, thay vào đó, chi nhánh quan tâm hơn đến những khách hàng cần vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất lâu dài, Ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn nhằm mục đích đạt được lợi nhuận cao hơn. Đó là nguyên nhân chính làm thay đổi tỷ trọng dư nợ trong giai đoạn gần đây.

4.2.3.2 Dư nợ theo đối tượng khách hàng

Cty TNHH một tv – Nhà nước: Là thành phần kinh tế có dư nợ thấp nhất, chiếm tỷ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm. Do không phát sinh DSCV, nên không có dư nợ, có chăng là do tồn đọng những năm trước đây. Thành phần này không được chi nhánh chú trọng cho vay cũng như số lượng DNNN bị thu hẹp dần ở tỉnh Hậu Giang nên luôn có biểu hiện những giá trị thấp.

Công ty TNHH: Chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%) trong tổng dư nợ so với các đối tượng còn lại. Về số tuyệt đối, dư nợ đối tượng này tăng liên tục qua các năm, đặc biệt tăng nhanh nhất vào thời điểm cuối năm 2012 với tốc độ tăng trưởng 30,56% do DSCV năm 2012 của chi nhánh rất cao và đạt mốc cao nhất là vào tháng 6 năm 2014 với 1.766.567 triệu đồng. Nhìn chung, dư nợ thành phần này không biến động nhiều, tăng ổn định qua các năm, được Ngân hàng đầu tư và tập trung vào cho vay, là loại hình được mở rộng và phát triển tại Hậu Giang.

DNTN: Về tỷ trọng, dư nợ DNTN chiếm tỷ trọng khá nhỏ (khoảng 6%) trong tổng dư nợ và ít biến động qua các năm. Tuy nhiên, tháng 6 năm 2014 có sự sụt giảm về tỷ trọng (chỉ còn chiếm 3%) cả về số tuyệt đối, chỉ còn 102.540 triệu đồng giảm 39,76% so với cùng thời điểm năm 2013. Nguyên nhân là giai đoạn này chi nhánh cho DNTN vay ít nhưng DSTN thì cao.

Cá thể: Nhìn chung khoản mục này có giá trị cao thứ ba sau dư nợ của Cty TNHH và Thành phần khác, tuy nhiên trong giai đoạn phân tích dư nợ cá thể có nhiều biến động. Dư nợ cho vay cá thể đạt giá trị cao vào thời điểm cuối năm 2012 và tháng 6 năm 2013. Nguyên nhân chính là do đời sống người

58

dân được nâng cao hơn, nhu cầu vay tiêu dùng giảm, dẫn đến DSCV ít nhưng vẫn có DSTN vì còn tồn đọng những năm trước. Vào thời điểm tháng 6/2014, dư nợ cá thể giảm 51,96% so với cùng thời điểm năm 2013 vì DSCV thành phần này giảm, Ngân hàng chú trọng cho vay các thành phần kinh tế khác nhiều hơn.

Thành phần khác: Chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần về số tuyệt đối qua các thời điểm phân tích. Tăng nhanh nhất là thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, tăng 73,25% so với cùng thời điểm năm 2013 do DSCV 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn nhiều so với DSTN trong kỳ. Rõ ràng việc thu hồi nợ thành phần này cần được chi nhánh cải thiện hơn.

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Hình 4.9 Cơ cấu dư nợ các ĐTKH của BIDV HG 2011-06/2014

1% 51 % 6% 18 % 24 % 2011 50 % 6% 19 % 25 % 2012 51% 6% 10% 33% 2013 50% 6% 20% 24% 06/2013 54% 3% 8% 35% 06/2014 Cty TNHH một tv - Nhà nước Cty TNHH DNTN Cá thể Thành phần khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59 Bảng 4.15: Dư nợ các ĐTKH của BIDV HG 2011 – 06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 06/2013 06/2014

2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cty TNHH một tv – Nhà nước 23.030 673 - - - (22.357) (97,08) (673) (100,00) - - Công ty TNHH 1.053.840 1.375.902 1.518.307 1.377.372 1.766.567 322.062 30,56 142.405 10,35 389.195 28,26 DNTN 138.577 173.173 177.988 170.221 102.540 34.596 24,97 4.815 2,78 (67.681) (39,76) Cá thể 376.373 523.376 284.072 536.533 257.749 147.003 39,06 (239.304) (45,72) (278.784) (51,96) Thành phần khác 489.181 682.229 961.041 668.048 1.157.386 193.048 39,46 278.812 40,87 489.338 73,25 Tổng Dư nợ 2.081.001 2.755.353 2.941.408 2.752.174 3.284.242 674.352 32,41 186.055 6,75 532.068 19,33

60

4.2.3.3 Dư nợ theo lĩnh vực kinh doanh

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Hình 4.10 Sự thay đổi tỷ trọng của các LVKD trong tổng dư nợ của BIDV HG 2011-06/2014

 Nuôi trồng thủy sản: Nhìn chung dư nợ ngành này chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nhưng có xu hướng giảm cuối năm 2013 và cuối tháng 6 năm 2014. Tỷ trọng năm 2013 chỉ còn khoảng 7,18%, con số tuyệt đối giảm 69,76% và 6 tháng đầu năm 2014 là 6,14%, số tuyệt đối giảm 70,98%. Nguyên nhân chính là vì doanh số cho vay năm 2013 ngành thủy sản thấp, doanh số thu nợ lại cao. Vì trong năm vừa qua tình hình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn nên người dân trong tỉnh hạn chế kinh doanh lĩnh vực này.

 Công nghiệp chế biến: Là ngành có thể nói là dẫn đầu về tỷ trọng trong tổng dư nợ so với các ngành còn lại, nhưng năm 2013 tỷ trọng giảm và thấp hơn ngành Thương nghiệp. Về con số tuyệt đối, dư nợ ngành này đạt cao nhất vào thời điểm tháng 6 năm 2014 đạt 1.362.226 triệu đồng, do chênh lệch giữa DSCV và DSTN giai đoạn này lên đến 467.236 triệu đồng.

Thương nghiệp: Đây là lĩnh vực mà Ngân hàng chú ý quan tâm ngoài lĩnh vực chế biến thủy sản. Lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định (trong khoảng 20%-30%). Các doanh nghiệp ngành này chủ yếu vay bổ sung tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên tạm thời thiếu hụt. Do đó, vòng quay vốn của lĩnh vực này tương đối nhanh so với những ngành khác.

Xây dựng: Qua bảng cho thấy, dư nợ cho vay ngành xây dựng của ngân hàng trong những năm qua tăng liên tục. Sự gia tăng này là do DSCV bất ổn trong giai đoạn phân tích, DSTN thì sụt giảm hoặc tốc độ tăng chậm hơn làm

25.58 25.34 7.18 25.25 6.14 31.15 31.81 28.39 36.72 41.48 25.39 23.35 31.82 22.35 21.24 12.46 14.27 20.03 9.27 19.53 5.41 5.22 12.58 6.41 11.62 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2013 06/2014

Ngành khác Xây dựng Thương nghiệp CNCB

61 Bảng 4.16: Dư nợ các LVKD của BIDV HG 2011 – 06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nuôi trồng thủy sản 532.377 698.148 211.093 694.821 201.643 165.771 31,14 (487.055) (69,76) (493.178) (70,98)

Công nghiệp chế biến 648.204 876.614 834.990 1.010.690 1.362.226 228.410 35,24 (41.624) (4,75) 351.536 34,78

Thương nghiệp 528.429 643.400 936.053 615.136 697.474 114.971 21,76 292.653 45,49 82.338 13,39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng 259.350 393.268 589.203 255.206 641.341 133.918 51,64 195.935 49,82 386.135 151,30

Ngành khác 112.641 143.923 370.069 176.322 381.558 31.282 27,77 226.146 157,13 205.236 116,40

62

cho dư nợ tăng. Theo các phân tích, ngành Xây dựng luôn có mối liên hệ mật thiết cùng chiều với bất động sản, mà “bất động sản đóng băng” là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia thì tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tính đến ngày 30/06/2013 là 11,37%; Xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng là 10,13%, đây là con số tương đối lớn gấp 2-5 lần so với tỷ lệ nợ xấu bình quân theo báo cáo của các TCTD. Điều đó chứng tỏ tại sao dư nợ ngành Xây dựng tại BIDV Hậu Giang hoạt động mạnh, nhưng chỉ đổ vốn vào xây dựng mà quá trình thu hồi vốn diễn ra trì trệ trong thời gian qua.

 Ngành khác: Ngoài những ngành cho vay chủ đạo đã phân tích như trên, thì Ngân hàng còn cho vay các ngành khác như: Khách sạn-Nhà hàng, tiêu dùng, mua sắm phương tiện đi lại, mua thiết bị đồ gia dụng cho công ty, nông nghiệp,…Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ, nhưng khoản mục này hoạt động khá tốt, chẳng những DSCV tăng mà DSTN cũng tăng, dư nợ khá ổn định cho thấy khách hàng luôn có thiện chí trả nợ tốt, tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện công tác thu nợ thuận lợi hơn, tạo thêm niềm tin vững chắc cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 66 - 73)