Phân tích nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 73 - 75)

Việt Nam chi nhánh Hậu Giang

Nợ xấu đang là vấn đề tâm điểm trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Nó được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống Ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Nợ xấu là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, khi phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với những khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy Ngân hàng nào cũng phải ra sức tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực đưa con số nợ xấu giảm xuống thấp nhất nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Tại Ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh Hậu Giang, song song với sự thay đổi của DSCV, DSTN, dư nợ thì con số nợ xấu cũng có nhiều biến động. Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm và tăng một cách đột biến vào thời điểm cuối năm 2013 và tháng 6 năm 2014, tăng gấp 7-8 lần so với cuối năm 2012. Điều đó cho thấy nợ xấu đang là một vấn đề báo động của Ngân hàng.

Nếu xét theo thời hạn tín dụng, thì nợ xấu của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn vì DSCV đa phần là vay ngắn hạn. Cụ thể nợ xấu tăng mạnh vào năm 2013, tăng 430.290 triệu đồng với tốc độ tăng là 651,02% trong đó nợ xấu các khoản cho vay ngắn hạn là 376.587 triệu đồng chiếm tới 87,52% tổng tăng trưởng.

63

Bảng 4.17: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng, nhóm nợ tại BIDV Hậu Giang 2011-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2013 06/2014 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Thời hạn tín dụng 50.793 66.095 496.385 959.136 560.915 15.302 30,13 430.290 651,02 (398.221) (41,52) Ngắn hạn 37.521 65.194 441.781 847.140 528.606 27.673 73,75 376.587 577,64 (318.534) (37,60) Trung hạn 13.271 901 10.957 51.604 7.664 (12.370) (93,21) 10.056 1116,09 (43.940) (85,15) Dài hạn 1 1 43.647 60.392 24.645 0 0,00 43.646 4364600,00 (35.747) (59,19) Nhóm nợ 50.793 66.095 496.385 959.136 560.915 15.302 30,13 430.290 651,02 (398.221) (41,52) Nhóm 3 35.099 27.537 422.237 821.985 104.853 (7.562) (21,54) 394.700 1433,34 (717.132) (87,24) Nhóm 4 14.579 23.584 71.283 109.936 13.794 9.005 61,77 47.699 202,25 (96.142) (87,45) Nhóm 5 1.115 14.974 2.865 27.215 442.268 13.859 1242,96 (12.109) (80,87) 415.053 1525,09

64

Nguyên nhân chính nợ xấu tăng cao như vậy là do chi nhánh cho vay tập trung nhóm nuôi trồng thủy sản, nhưng vì ngành thủy sản những năm qua kinh doanh khó khăn, bị nhiều cạnh tranh nên chi nhánh bị nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên sang tháng 6 năm 2014, tình hình có vẻ cải thiện hơn, nợ xấu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều giảm dẫn đến tổng nợ xấu giảm 41,52% so với cùng thời điểm năm 2013. Dù vậy nhưng con số nợ xấu hiện tại vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức 3% như kế hoạch chi nhánh đã đặt ra.

Xét theo nhóm nợ, từ bảng 4.17 ta thấy, hầu như nợ xấu tập trung vào nhóm 3 và 4. Tuy nhiên, nhóm 5 tăng đột biến, tăng 415.053 triệu đồng vào tháng 6 năm 2014, trong khi cùng thời điểm này nợ xấu nhóm 3 và 4 giảm đáng kể. Đó là kết quả của những khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi nghờ của những năm trước.

Tóm lại, tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong giai đoạn phân tích còn nhiều biến động theo hướng tiêu cực, bất lợi cho Ngân hàng. Con số nợ xấu vẫn còn ở mức cao, vì thế chi nhánh cần phải nâng cao công tác quản trị, không chỉ chạy theo lợi nhuận, mà còn phải chú trọng đến công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn, giám sát tình hình sản xuất của khách hàng và đặc biệt có những biện pháp linh hoạt trong tín dụng để nhanh chóng thích ứng với điều kiện kinh tế không ổn định như hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)