2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảng cân đối kế toán tổng hợp và chi tiết, trên website BIDV và các thông tin nội bộ do chi nhánh cung cấp.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là ghi lại, tổng hợp số liệu và lập thành biểu bảng, sau đó nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của mô hình nghiên cứu bằng cách tính các chỉ số như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,…cho các biến số trong mô hình.
15
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được thực trạng cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV Hậu Giang.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh số tương đối để so sánh sự biến động về quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ tín dụng.
Để thực hiện được phương pháp so sánh phải lựa chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh có thể là số liệu năm trước hoặc dữ liệu của kỳ kinh doanh trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình ngành.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối.
Theo Mai Văn Nam (2008, trang 39), ta có công thức:
∆y=y1-y0 (2.11) Trong đó:
Y0 : là chỉ tiêu năm trước Y1 : là chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh số tuyệt đối là phương pháp so sánh chỉ tiêu phân tích của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động về quy mô và khối lượng của hiện tượng kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của chỉ tiêu năm cần tính với số liệu năm trước liền kề xem có biến động tăng giảm như thế nào, cần tìm ra nguyên nhân của sự biến động chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số tương đối
Theo Mai Văn Nam ( 2008, trang 42) ta có :
∆y=𝑦1−𝑦0
𝑦0 * 100% (2.12)
Trong đó:
Y0 : là chỉ tiêu năm trước Y1 : là chỉ tiêu năm sau
16
Là kết quả của phép chia phần chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc, phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nhất định. So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ số tài chính kết hợp với suy luận
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), trong các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, ở Việt Nam hiện tại kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính được sử dụng nhiều nhất. Phân tích tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Vì thế, có thể dùng phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV Hậu Giang.
Từ kết quả trên kết hợp với phương pháp suy luận nhằm đưa ra các giải pháp kích thích tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV Hậu Giang trong thời gian tới.
17
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
- Địa chỉ tọa lạc: 45, Quốc lộ 1A, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang - Số điện thoại: 07103951716 – 07103951762
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam tên gọi tắt: BIDV) là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, là ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, đã có 57 năm hoạt động và trưởng thành. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trực tiếp điều hành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 5362/QĐ- HĐQT ngày 25/12/2003 của Hội đồng quản trị BIDV. Ngoài ra còn căn cứ vào các Quyết định:
- Căn cứ Nghị quyết số 5266/NQ – HĐQT ngày 23/12/2003 về việc mở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu Giang của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Căn cứ công văn số 1482/NHNN – CNH ngày 25/12/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tại các tỉnh: Lai Châu, Đăk Nông, Hậu Giang.
Đến nay ngân hàng đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh từng ngày, luôn là người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trên con đường phát triển, đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình vực dậy nền kinh tế Hậu Giang. Ngân hàng BIDV HG hoạt động với phương châm “Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công”, “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” và mục tiêu là “Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam”.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức
18 Phó Giám Đốc Phụ trách khách hàng Giám Đốc Phòng Quản lý rủi ro Phó Giám Đốc Tác nghiệp Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính Phòng giao dịch Ngã Bảy Tổ điện toán Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý & DV kho quỹ Phòng Giao dịch khách hàng
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, BIDV Hậu Giang 9/2014.
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Hậu Giang Tổ thẻ
19
3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban
3.2.2.1 Ban giám đốc
- Giám đốc: Quản lý hai Phó giám đốc và các phòng: kế hoạch tổng hợp, quản lý rủi ro tín dụng, tổ chức hành chính. Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.
- Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức, công tác tổ chức tín dụng, hành chính, thẩm định vốn.
+ Phó giám đốc Phụ trách khách hàng: Phụ trách quản lý phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp.
+ Phó giám đốc Tác nghiệp: Phụ trách quản lý phòng tài chính kế toán, phòng giao dịch khách hàng, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, phòng quản trị tín dụng.
3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng giao dịch khách hàng: Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiết kiệm, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập và giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh. Có nhiệm vụ quản lý tất cả các nhân sự trong chi nhánh và phòng ban. Thực hiện theo công tác văn thư theo quy định như tiếp nhận, lưu trữ các hồ sơ, công văn đi đến và văn bản từ Hội sở, Trung ương đưa xuống. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý kho và xuất, nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng các quy trình kho quỹ.
- Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân, thu nợ đến hạn, hệ thống tổng
20
hợp báo cáo số liệu liên quan, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Quản lý các khoản nợ xấu, cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp đến xin vay vốn. Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay vốn với ngân hàng.
- Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh hướng dẫn khách hàng cá nhân đến xin vay vốn. Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng cá nhân. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay vốn với ngân hàng.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh. Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
- Phòng quản lý rủi ro: Quản lý các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động của ngân hàng. Tham mưu đề xuất các chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý và xử lý các rủi ro cho khách hàng vay, theo dõi giám sát thị trường để có thể nắm bắt được tình hình cụ thể, đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro.
- Phòng kế toán tài chính: Thực hiện các công tác kế toán và tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không trực tiếp làm nghiệp vụ kế toán kế hoạch và tiết kiệm). Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ hàng năm theo quy trình. Theo dõi, quản lý tài sản vốn và các quỹ của chi nhánh. Thực hiện kiểm soát lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nước. Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác kế hoạch kế toán. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
21
3.3 MỘT SỐ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ CỦA BIDV HẬU GIANG 3.3.1 Khách hàng cá nhân 3.3.1 Khách hàng cá nhân
- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi có kỳ hạn Online, tiền gửi Rút dần, tiền gửi Tích lũy Bảo An, Tiền gửi Tích lũy hưu trí, tiền gửi Tích lũy Kiều hối, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm dành cho trẻ em, tiền gửi thanh toán, tiền gửi Kinh doanh chứng khoán, trái phiếu bằng VND/USD.
- Tín dụng cá nhân: Cho vay du học, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, Chiết khấu/Cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm, sản phẩm Thấu chi không có tài sản bảo đảm, vay Mua nhà, vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
- Ngân hàng điện tử:
+BIDV Business Online: là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Internet mà không cần phải tới Quầy giao dịch.
+BIDV Mobile: là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép bạn thực hiện các giao dịch ngân hàng (vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn) một cách an toàn, chính xác, nhanh gọn ngay trên điện thoại di động của mình mà không mất thời gian đến quầy giao dịch.
+BIDV Online: là dịch vụ ngân hàng trực tuyến của BIDV giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch với BIDV thông qua Internet mà không cần phải tới Quầy giao dịch.
+BSMS: là dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động thông qua số tổng đài tin nhắn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (8149), cho phép khách hàng có tài khoản tại BIDV chủ động vấn tin về các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng và/hoặc nhận được các tin nhắn tự động từ phía BIDV.
3.3.2 Khách hàng doanh nghiệp
- Tín dụng bảo lãnh: Tài trợ chuỗi cung ứng thủy sản, tài trợ doanh nghiệp ngành dược, cho vay bước nhảy doanh thu, cho vay đầu tư tài sản cố định, tài trợ doanh nghiệp dệt may, cho vay mua ô tô, tài trợ doanh nghiệp khu chế xuất, tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tài trợ doanh nghiệp vệ tinh, thấu chi doanh nghiệp, cho vay ngắn hạn thông thường, cho vay trung dài hạn thông thường.
22
- Quản lý tiền tệ: Nộp thuế điện tử, thu hộ học phí, thu ngân sách nhà nước, Gói quản lý doanh thu Ưu việt - Revenues Plus, điều chuyển vốn tự động, thu hộ đa kênh, thu hộ theo danh sách.
- Tài trợ xuất nhập khẩu.
3.3.3 Định chế tài chính
- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi như ý, tiền gửi chuyên thu, giấy tờ có giá, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi kinh doanh chứng khoán.
- Sản phẩm dịch vụ: Thanh toán liên ngân hàng, chia sẻ rủi ro đối với giao dịch tài trợ thương mại, thanh toán song phương, thấu chi tổ chức tín dụng, BIDV e@syLink, Ngân hàng lưu kí giám sát.
- Kinh doanh vốn và tiền tệ: Kinh doanh vàng, ngoại hối, thị trường tiền tệ, giấy tờ có giá, thị trường vốn, phái sinh tài chính.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-06/2014 HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-06/2014
3.4.1 Về thu nhập
Thu nhập của Ngân hàng gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Sự biến động tổng thu nhập của Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khoản thu nhập từ lãi. Dựa vào số liệu thống kê của Ngân hàng ở bảng 3.1, cho thấy tổng thu nhập của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động, tăng giảm không ổn định. Thu nhập của BIDV HG năm 2012 tăng 11.605 triệu đồng so với năm 2011, trong đó thu nhập từ lãi tăng 6.892 triệu đồng chiếm 59,4% trong tổng tăng trưởng. Thu nhập từ lãi tăng hoàn toàn do thu nhập từ lãi vay tăng (mà chủ yếu là lãi vay ngắn hạn) trong năm 2012, còn