Qua phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn tại BIDV Hậu Giang, cụ thể qua phân tích tỷ số dư nợ trên nguồn vốn huy động, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính và các TCTD khác. Vì vậy chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau để huy động vốn tiền gửi:
- Một số giải pháp Ngân hàng đã thực hiện nhưng đạt hiệu quả chưa cao, vì thế Ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh thêm:
+ Bộ phận nghiên cứu thị trường cần chuyên nghiệp hơn, tìm hiểu sâu nhu cầu của khách hàng, xu hướng dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư, khuynh hướng chung của kinh tế xã hội ở địa phương, sau đó phát triển sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng, để kịp thời đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích theo nhu cầu của khách hàng.
+ Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị hơn nữa để mở tài khoản tiền gửi cho các đối tượng có thu nhập hoặc người có thu nhập thường xuyên như trường học, bệnh viện, ban quản lý các dự án, xí nghiệp, công ty... Thực tế ở huyện Châu Thành có rất nhiều hộ làm giàu nhờ vào trồng cam, bưởi, chanh không hạt, quýt và các loại cây ăn trái nên họ có nguồn tiền nhàn rỗi, nên đối với nguồn vốn huy động từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài địa bàn huyện này cần có cán bộ chuyên trách trong việc huy động nguồn tiền này.
+ Ngân hàng cần thực hiện một số hình thức khuyến khích khách hàng như vào các ngày Lễ, Tết, sinh nhật của những khách hàng lớn chi nhánh cần có những món quà có nội dung, hình ảnh của Ngân hàng thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Giải pháp này Ngân hàng đang thực hiện và có hiệu quả đáng kể trong việc làm hài lòng khách hàng.
+ Đối với các khách hàng lớn, thường xuyên có chính sách ưu đãi cho cả tiền gửi và tiền vay. Lãi suất ưu đãi này chỉ dành riêng cho những đơn vị cụ thể có tài khoản tiền gửi thường xuyên, số dư trung bình cao và có quan hệ tín dụng tốt.
+ Cần có chính sách khen thưởng thích đáng hơn nữa đối với cán bộ công nhân viên Ngân hàng có thành tích trong huy động vốn, các cá nhân,
70
doanh nghiệp giới thiệu khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Hoạt động này một phần khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn mặt khác làm cho số lượng khách hàng của Ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng.
- Ngoài ra còn một số giải pháp mới được đề xuất:
+ Quy trình tín dụng là một trong những yếu tố quyết định chiến lược thu hút khách hàng của Ngân hàng. Hiện nay BIDV Hậu Giang đang sử dụng quy trình tín dụng theo Quyết định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2013. Với quy trình tín dụng này, vẫn còn nhiều thủ tục giấy tờ trùng nhau, hồ sơ vay phải trải qua 17 bước, làm mất nhiều thời gian. Công tác xét duyệt tín dụng vẫn còn mất nhiều thời gian thường từ 5-7 ngày, dài hơn so với những Ngân hàng khác. Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giữ chân khách hàng, chi nhánh cần cải tiến thủ tục cho vay, gửi và cả rút tiền sao cho càng đơn giản càng tốt, nhanh gọn nhưng vẫn đầy đủ các yếu tố pháp lý.
+ Ngân hàng đa phần chỉ chú trọng các chính sách làm sao để thu hút khách hàng mới mà không tập trung giữ chân khách hàng cũ. Vì thế, Ngân hàng cần có bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng thân thiết. Đối với những trường hợp khách hàng ngừng giao dịch đột ngột với Ngân hàng và chuyển sang Ngân hàng khác, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục ngay.
+ Ngân hàng luôn duy trì mức lãi suất hợp lý và bổ sung vốn điều lệ hằng năm để tăng lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng.
- Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội, tiền gửi của các tổ chức này là một nguồn vốn lớn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp cụ thể:
+ Duy trì, củng cố quan hệ với các khách hàng truyền thống như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Cục đầu tư và phát triển Hậu Giang, Bưu điện tỉnh Hậu Giang, Công ty xây dựng Hậu Giang bằng lãi suất ưu đãi cao hơn lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng áp dụng thông thường, đơn giản thủ tục cho vay, cho vay với mức lãi suất ưu đãi.
+ Đối với khách hàng thanh toán nhiều với Ngân hàng, Ngân hàng cần phải thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt như không thu phí chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng, phí thanh toán bù trừ đối với các đơn vị.
+ Đối với những khách hàng tiềm ẩn là những khách hàng đang xúc tiến thành lập và đi vào kinh doanh như: khu công nghiệp, dự án chuyển dịch cơ cấu,...Chi nhánh đẩy mạnh dịch vụ tư vấn miễn phí giúp chủ đầu tư trong quá
71
trình thành lập như tư vấn về lĩnh vực đầu tư xây dựng phương án vốn, chọn đối tác đầu tư, bảo lãnh cho dự án đầu tư, cho vay hỗ trợ vốn ban đầu,...sau đó lôi kéo khách hàng mở tài khoản hoạt động giao dịch tại chi nhánh.
+ Thực hiện ủy thác vốn thanh toán thông qua các chương trình nước sạch, y tế, cải cách hành chính, giáo dục để tận dụng nguồn tiền gửi. Quan hệ tốt với các ban ngành địa phương để thu hút nguồn tiền gửi từ các quỹ như: Quỹ đầu tư phát triển quốc gia, quỹ phát triển cơ sở hạ tầng,...