- Chi nhánh cho vay quá nhiều vào nhóm khách hàng CNCB thủy hải sản sẽ dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng đột biến như năm 2013. Do đó vấn đề đặt ra là BIDV Hậu Giang phải biết phân tán rủi ro bằng cách mở rộng cho vay thêm các ngành khác nhiều hơn nữa.
- Tăng cường xử lý những khoản nợ xấu đang hiện hữu thông qua công tác bán nợ xấu của BIDV Hậu Giang cho Cty Quản lý tài sản (VAMC), Cty mua bán nợ (DATC) để góp phần giảm áp lực về nợ xấu và tái cấp vốn cho Ngân hàng. Vào những tháng đầu năm 2014, BIDV Hậu Giang đã thực hiện
72
việc bán 100 tỷ đồng nợ xấu nhóm 3 cho VAMC, nhưng con số đó chỉ là một phần so với tổng giá trị hơn 560 tỷ của BIDV Hậu Giang. Ngoài ra, chi nhánh còn tập trung vào việc trích dự phòng rủi ro, bán tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để thu hồi nợ, tích cực trong công tác gia tăng khách hàng mới, có hiệu quả tốt, giảm dần khách hàng xấu, biện pháp này chi nhánh đang thực hiện và đã làm con số nợ xấu giảm xuống đáng kể. Nó được thực hiện trong thời gian hiện tại và cũng được đánh giá là một biện pháp hữu hiệu cho thời gian sắp tới.
- Số lượng nhân viên tín dụng còn khá ít, cùng các khách hàng lớn của chi nhánh như Cty TNHH thủy sản Biển đông, Cty cổ phần thực phẩm Bạn và tôi,... gây cản trở cho công tác quản lý các khách hàng, cũng như kịp thời nhận ra các rủi ro khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không có thiện chí trả nợ để tiến hành xử lý kịp thời.
- Cán bộ tín dụng của chi nhánh cần có quan hệ giao tiếp với các cán bộ địa phương, cán bộ tín dụng của các Ngân hàng khác nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin của khách hàng để hạn chế cho vay đối với khách hàng không có uy tín.
- Ngân hàng nên chú trọng thực hiện các gói cho vay hỗ trợ ngành thủy sản với lãi suất thấp nhằm cải thiện, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Đây là một giải pháp ngắn hạn không nên thực hiện trong dài hạn.
- Ngân hàng không nên vì lợi nhuận hay cạnh tranh mà chấp nhận cho vay rủi ro cao như cho vay đảo nợ, cho vay tín chấp hay cho vay quá hạn mức cho phép vì dễ dẫn đến rủi ro.
- Ngân hàng cần tiến hành đánh giá, phân loại, phân tích nợ xấu đồng thời phân tích hiệu quả của món vay và tình hình tài chính của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
- Nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn từ những chính sách mềm dẻo đến những chính sách mạnh tùy vào thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay. Đây là khâu quan trọng trong hoạt động đầu tư tín dụng, qua đó chi nhánh có thể phân tích cụ thể về khách hàng, tình hình tài chính của họ, phương án kinh doanh có hiệu quả, có đảm bảo trả nợ hay không. Để công tác thẩm định được thực hiện đúng đòi hỏi phải có cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế, tâm lý khách hàng, do đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý từ khâu tuyển dụng đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng.
73
- Hiện tại các tài sản đảm bảo của Ngân hàng đa phần là bất động sản, những tài sản có khả năng thanh khoản kém đặc biệt trong tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay. Vì thế Ngân hàng cần linh hoạt đa dạng các loại tài sản đảm bảo, có thể thế chấp bằng hàng hóa, sổ ghi nợ hoặc hợp đồng bảo hiểm và chắc chắn rằng tài sản không tranh chấp, có giá trị lâu dài để Ngân hàng không gặp khó khăn khi phát mãi tài sản.
74
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ