4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
DSTN ngắn hạn: Luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu DSTN theo thời hạn tín dụng do Ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn nên các nhân viên thu nợ luôn bám sát tình hình nợ của khách hàng, nhờ vậy mà công tác thu hồi nợ ngắn hạn ngày càng tốt hơn chỉ có năm 2013 là bất ổn. Mặt khác, do đặc thù tỉnh Hậu Giang là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác theo mùa vụ nên DSCV cũng như DSTN chủ yếu là ngắn hạn, khi kết thúc chu kỳ sản xuất các doanh nghiệp tiến hành trả nợ để làm hồ sơ vay mới tái
49
sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, chính vì thế DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 4.9: DSTN theo thời hạn của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-2013
Bảng 4.10: DSTN theo thời hạn của BIDV Hậu Giang 06/2013-06/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Số tiền % DSTN NH 937.899 2.035.459 1.097.560 117,02 DSTN TH 125.955 22.749 (103.206) (81,94) DSTN DH 66.169 7.570 (58.599) (88,56) Tổng DSTN 1.130.023 2.065.778 935.755 82,81
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 06/2013-06/2014
Trong giai đọan phân tích, DSTN ngắn hạn cao nhất vào năm 2012, đó là kết quả của việc hạ lãi suất cho vay liên tục của chi nhánh. Để có thể sử dụng nguồn vốn mới với lãi suất ưu đãi, các khách hàng đã tiến hành trả nợ cũ để vay lại khoản vay mới với lãi suất thấp hơn nhằm cắt giảm bớt chi phí. Sang năm 2013, DSTN ngắn hạn giảm 24,74% do chi nhánh gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp, hộ gia đình trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên đáng kể vào 6 tháng đầu năm 2014.
DSTN trung hạn và dài hạn: Nhìn chung DSTN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng DSTN. DSTN trung hạn có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2012 và DSTN dài hạn tăng trưởng nổi bật năm 2013 do DSCV trong những giai đoạn này tăng chứng tỏ Ngân hàng có xu hướng đầu tư vào các khoản vay trung và dài hạn nhiều hơn, chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt lợi nhuận tối đa. Nhưng DSTN trung và dài hạn giảm xuống thấp vào 6 tháng đầu năm 2014, giảm 81,94% đối với trung hạn và giảm 88,56% đối với dài hạn so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù có nhiều biến động nhưng do tỷ trọng thấp nên DSTN trung và dài hạn không ảnh hưởng quá nhiều tới tình hình thu nợ chung của chi nhánh. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % DSTN NH 3.834.506 4.699.092 3.536.769 864.586 22,55 (1.162.323) (24,74) DSTN TH 115.139 1.285.993 142.563 1.170.854 1016,90 (1.143.430) (88,91) DSTN DH 32.279 97.566 327.755 65.287 202,26 230.189 235,93 Tổng DSTN 3.981.924 6.082.651 4.007.087 2.100.727 52,76 (2.075.564) (34,12)
50
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014
Hình 4.5 Cơ cấu DSTN theo thời hạn của BIDV HG 2011-06/2014 Về tỷ trọng, DSTN của chi nhánh có sự chuyển dịch đáng kể vào năm 2012 và 2013, DSTN các khoản cho vay trung và dài hạn có tỷ trọng tăng và ngắn hạn thì giảm. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014, chi nhánh đã ổn định trở lại như năm 2011 với DSTN các khoản cho vay ngắn hạn chiếm trên 95% tổng DSTN.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng
Cty TNHH một tv – Nhà nước: DSTN của thành phần này giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN. Doanh số thu nợ ngày càng giảm như vậy là do DSCV đối với thành phần này ngày càng giảm, thậm chí bằng 0 năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Cty TNHH: DSTN của loại hình này chiếm tỷ trọng cao nhất và có nhiều biến động qua các năm. DSTN Cty TNHH tăng cao vào năm 2012 do năm này DSCV tăng quá cao và giảm năm 2013. Nguyên nhân là năm 2013, tình hình kinh tế Hậu Giang, đặc biệt ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình không trả nợ đúng hạn hay xin miễn giảm lãi hoặc gia hạn nợ lại nên DSTN của loại hình này giảm đáng kể so với năm 2012. Sang năm 2014, tình hình cải thiện tốt hơn, do các công ty xin gia hạn nợ đã thanh toán nợ còn lại cho chi nhánh, cũng như do chi nhánh tăng cường công tác thu hồi nợ để giảm bớt rủi ro, vì vậy DSTN trong kỳ này tăng 136,02% so với cùng kỳ năm 2013. 96.3 % 2.9% 0.8% 2011 77.3 % 21.1 % 1.6% 2012 88.3 % 3.5 % 8.2 % 2013 83.0 % 11.2 % 5.8% 6T/2013 98.5% 1.1% 0.4% 6T/2014 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
51 Bảng 4.11: DSTN theo ĐTKH của BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014
2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cty TNHH một tv – Nhà nước 79.415 32.090 673 673 - (47.325) (59,59) (31.417) (97,90) (673) (100,00) Cty TNHH 1.971.094 3.351.450 2.022.027 612.277 1.445.072 1.380.356 70,03 (1.329.423) (39,67) 832.795 136,02 DNTN 243.404 406.724 248.917 75.423 192.618 163.320 67,10 (157.807) (38,80) 117.195 155,38 Cá thể 272.023 341.072 644.265 73.872 76.377 69.049 25,38 303.193 88,89 2.505 3,39 Thành phần khác 1.415.988 1.951.315 1.091.206 367.778 351.711 535.327 37,81 (860.109) (44,08) (16.067) (4,37) Tổng DSTN 3.981.924 6.082.651 4.007.087 1.130.023 2.065.778 2.100.727 52,76 (2.075.564) (34,12) 935.755 82,81
52
Về tỷ trọng, nhìn chung DSTN Cty TNHH có xu hướng tăng thể hiện giai đoạn gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kinh doanh tốt hơn và trả nợ đúng hạn hơn.
DNTN: Nhìn chung, DSTN đối với loại hình này ít biến động và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu DSTN theo đối tượng khách hàng của chi nhánh. Dễ nhận thấy tỷ trọng 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao, kết quả này cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với DNTN mang lại hiệu quả, khuyến khích ngân hàng phát triển hình thức này góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014
Hình 4.6 Cơ cấu DSTN theo ĐTKH của BIDV HG 2011-06/2014
Cá thể: Song song với DSCV đối tượng này ngày càng gia tăng thì DSTN cũng vậy, mốc đạt cao nhất vẫn là năm 2013. Cho vay nhiều thu nợ nhiều, đó là một dấu hiệu tốt mà Ngân hàng nào cũng muốn có được. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DSTN nhưng phần nào chứng tỏ BIDV Hậu Giang cho vay rất hiệu quả ở đối tượng này.
Thành phần khác: Trong khi DSCV thành phần khác chiếm khoảng 22% - 35% trong tổng DSCV thì DSTN cũng xấp xỉ trong khoảng đó, nhìn một cách tổng thể, DSCV và DSTN thành phần khác biến động tương tự nhau. Loại hình này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu DSTN chỉ sau Cty TNHH, vì thế chi nhánh cần có những giải pháp hữu hiệu để duy trì và phát huy công tác thu hồi nợ các lĩnh vực này.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh
Phân tích DSTN theo lĩnh vực kinh doanh cho ta biết được hoạt động của các đối tượng kinh tế theo từng ngành nghề cụ thể có những biến động như thế nào từ đó cho thấy khả năng trả nợ của những lĩnh vực này có tốt hay
1.99 0.53 49.5 55.1 50.46 54.18 69.95 6.11 6.69 6.21 6.67 9.32 6.83 5.61 16.08 6.54 3.7 35.56 32.08 27.23 32.55 17.03 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
Thành phần khác Cá thể DNTN Công ty TNHH Cty TNHH một tv - Nhà nước
53
không. Từ đó, Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc xem xét phân phối DSCV hợp lý tạo lợi nhuận tối đa và rủi ro là tối thiểu.
Nuôi trồng thủy sản: Ngành thủy sản có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế tỉnh Hậu Giang nên DSTN ngành này chiếm một tỷ lệ khá cao (khoảng 14% - 24%) trong tổng DSTN. Ngành thủy sản phát triển khá mạnh từ năm 2010 – 2012, nên DSTN cao trong giai đoạn này do các doanh nghiệp hoạt động tốt, lợi nhuận cao nên trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, từ năm 2013, DSTN ngành nuôi trồng thủy sản giảm rõ rệt, do giá bán cá tra nguyên liệu giảm trong khi chi phí đầu vào tăng, còn cá ba sa bị ảnh hưởng việc bán phá giá, làm cho các hộ gia đình, doanh nghiệp thua lỗ, dẫn đến không trả nợ được cho Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù DSTN có phần tăng lên so với cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn so với những năm trước đó, chứng tỏ ngành thủy sản vẫn trong tình trạng khó khăn.
Công nghiệp chế biến: Có thể nói đây là ngành chi nhánh chú trọng nhất trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ vì đây cũng là lĩnh vực rất được tỉnh Hậu Giang chú trọng. Nhưng trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, DSTN ngành này còn nhiều biến động với xu hướng biến động giống như DSCV của nó. Nhìn chung, tình hình thu nợ ngành này ngày càng tốt do Ngân hàng gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả thẩm định, thường xuyên thăm hỏi, trao đổi công việc kinh doanh với khách hàng hay thậm chí sẵn sàng xuống tận cơ sở để thu nợ.
Bảng 4.12: DSTN theo LVKD của BIDV HG giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-2013
Thương nghiệp: Lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao trong DSTN theo lĩnh vực kinh doanh chỉ sau CNCB, tuy còn nhiều biến động nhưng DSTN ngành Thương nghiệp có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch kinh tế hợp lý của tỉnh nhà đã góp phần thúc đẩy ngành
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012
Số tiền % Số tiền %
Nuôi trồng thủy sản 924.847 1.307.798 762.447 382.951 41,41 (545.351) (41,70)
Công nghiệp chế biến 1.285.826 1.725.313 1.257.482 439.487 34,18 (467.831) (27,12)
Thương nghiệp 918.540 1.900.824 1.041.743 982.284 106,94 (859.081) (45,20)
Xây dựng 672.200 852.333 644.007 180.133 26,80 (208.326) (24,44)
Ngành khác 180.511 296.383 301.408 115.872 64,19 5.025 1,70
54
thương mại dịch vụ phát triển dần đi vào ổn định và bền vững đảm bảo tình hình thu nợ của Ngân hàng.
Bảng 4.13: DSTN theo LVKD của BIDV Hậu Giang 06/2013-06/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 237.802 295.749 57.947 24,37 Công nghiệp chế biến 236.814 481.981 245.167 103,53 Thương nghiệp 353.163 1.129.442 776.279 219,81 Xây dựng 246.194 135.196 (110.998) (45,09) Ngành khác 56.050 23.410 (32.640) (58,23)
Tổng DSTN 1.130.023 2.065.778 935.755 82,81
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 06/2013-06/2014
Xây dựng: Cũng giống như loại hình Thương nghiệp, DSTN ngành Xây dựng cũng có sự tăng trưởng năm 2012 và sụt giảm năm 2013. Về tỷ trọng, ngành Xây dựng cao vị trí thứ 4 trong DSTN của Ngân hàng. Trong những năm vừa qua mặc dù tỉnh Hậu Giang có nhiều dự án, công trình xây dựng lớn phục vụ cho phát triển kinh tế tỉnh, cũng như đời sống sinh hoạt của người dân nhưng những dự án này chủ yếu là nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ. Vì thế lĩnh vực cho vay Xây dựng của Ngân hàng cũng không biến động đáng kể. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta thấy DSTN ngành này giảm mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014, giảm đến 45,09% so với cùng kỳ năm 2013 chứng tỏ các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn đang gặp khó khăn.
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014
Hình 4.7 Cơ cấu DSTN theo LVKD của BIDV HG 2011-06/2014
Ngành khác: Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, không được Ngân hàng chú trọng nhưng DSTN các ngành khác luôn tăng trong giai đoạn 2011- 2013. Đó là bởi vì nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên
0% 50% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 23.23 21.50 19.03 21.04 14.32 32.29 28.36 31.38 20.96 23.33 23.07 31.25 26.00 31.25 54.67 16.88 14.01 16.07 21.79 6.54 4.53 4.87 7.52 4.96 1.13 NTTS CNCB Thương nghiệp Xây dựng Ngành khác
55
địa bàn tỉnh ngày càng cao, đời sống ngày càng ổn định hơn. Hơn nữa, do công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng thực hiện khá tốt dẫn đến thu nợ dễ dàng hơn. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, DSTN có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, giảm 58,23% tương đương 32.640 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vay vốn để mua sắm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà cửa, làm kinh tế,… tăng cao. Những thành phần này có nguồn thu nhập không ổn định nên việc trả nợ cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.