Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 51 - 59)

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.5: DSCV theo thời hạn của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-2013

Bảng 4.6: DSCV theo thời hạn của BIDV Hậu Giang 06/2013-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Số tiền % DSCV NH 897.623 2.235.359 1.337.736 149,03 DSCV TH 164.075 114.763 (49.312) (30,05) DSCV DH 65.146 58.490 (6.656) (10,22) Tổng DSCV 1.126.844 2.408.612 1.281.768 113,75

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG 06/2013-06/2014

 DSCV ngắn hạn

Mục đích của tín dụng ngắn hạn tập trung chủ yếu bổ sung nguồn vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các cá nhân nên vòng quay vốn rất nhanh, ít rủi ro cho Ngân hàng. Hình thức tín dụng này thủ tục rất đơn giản vừa có lợi cho khách hàng, vừa giúp cho Ngân Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % DSCV NH 4.326.907 5.406.132 2.999.489 1.079.225 24,94 (2.406.643) (44,52) DSCV TH 47.754 1.274.533 225.154 1.226.779 2568,96 (1.049.379) (82,33) DSCV DH 28.845 76.338 968.499 47.493 164,65 892.161 1168,70 Tổng DSCV 4.403.506 6.757.003 4.193.142 2.353.497 53,45 (2.563.861) (37,94)

41

hàng có khả năng thu hồi nợ tốt. Vì vậy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%) trong tổng DSCV và có sự biến động qua các năm. Qua việc xử lý số liệu, ta nhận thấy từ bảng 4.5 và 4.6, DSCV ngắn hạn năm 2012 tăng 1.079.225 triệu đồng, tương ứng tăng 24,94% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là vì BIDV Hậu Giang thực hiện Thông tin báo chí số 35/2012 ngày 22 tháng 8 năm 2012 để đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động kinh doanh sản xuất, trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Cùng với nhiều chương trình hỗ trợ đã được công bố trước đây, việc dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn với lãi suất sàn 9%/năm tiếp tục là hành động thiết thực của BIDV nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Để phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, Ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh với nhóm khách hàng mục tiêu của BIDV Hậu Giang bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên. Khách hàng cá nhân và cả doanh nghiệp của BIDV Hậu Giang chủ yếu là nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do diễn biến giá cá tra nói riêng và thủy sản nói chung bấp bênh trong năm 2013 đã đẩy các hộ nông dân và các doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗ lã. Người dân thắt chặt chi tiêu, nên nhu cầu đi vay tiêu dùng, vay mua nhà ở được cân nhắc kĩ hơn. Đó là nguyên nhân làm cho DSCV ngắn hạn năm 2013 giảm đáng kể 44,52%. Sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV ngắn hạn được cải thiện hơn, tăng 149,03% so với cùng kỳ năm 2013.

 DSCV trung hạn

Song song với sự biến động của DSCV ngắn hạn, DSCV trung hạn cũng có chiều hướng biến động tương tự: tăng vào năm 2012 và giảm ở năm 2013. Đặc biệt DSCV trung hạn tăng rất mạnh và một cách đột ngột vào năm 2012, tăng 1.226.779 triệu đồng, tương đương 2568,96% so với năm 2011. Sở dĩ như vậy là vì BIDV Hậu Giang liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đến 4 lần đặc biệt là cho vay trung hạn trong năm 2012 với mục đích tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất. Hơn nữa, BIDV là một trong 6 ngân hàng được chỉ định tham gia tài trợ thu mua thóc gạo tạm trữ vụ Đông Xuân 2011-2012 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BIDV đã chủ động, quyết liệt triển khai trong toàn hệ thống đồng thời ưu tiên dành nguồn vốn khoảng 5.000 tỷ đồng cho chương trình này.

42

Đặc biệt tỉnh Hậu Giang-với ngành lúa gạo là chủ chốt, nên chi nhánh càng đưa ra nhiều gói cho vay ưu đãi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Những lý do trên đã làm cho DSCV trung hạn của chi nhánh tăng năm 2012.

 DSCV dài hạn

DSCV dài hạn có thể nói chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng DSCV so với DSCV ngắn hạn và DSCV trung hạn. Là hình thức vay có nhiều lợi nhuận nhưng phải chịu rủi ro lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên hình thức này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong hầu hết các NHTM. Nhìn chung DSCV dài hạn qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 tăng liên tục. Con số đạt cao nhất và cũng tăng mạnh nhất là vào năm 2013 là do năm 2013 chi nhánh bắt đầu có sự mạnh dạng hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cho vay, Ngân hàng chấp nhận rủi ro để đầu tư nhiều hơn vào các khoản vay dài hạn, cụ thể cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng khu du lịch, khu chế biến, chế xuất như công ty TNHH Duy Thanh, công ty CP thủy sản Nam sông Hậu, kế hoạch vay từ 10 năm trở lên.

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-2013

Hình 4.2 Cơ cấu DSCV theo thời hạn của BIDV HG giai đoạn 2011-2013 Qua hình 4.2 trên, ta nhận thấy BIDV Hậu Giang đã có sự đầu tư vào nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng DSCV trung và dài hạn ngày một tăng lên, tỷ trọng DSCV ngắn hạn ngày càng giảm chứng tỏ rằng BIDV HG đã có biện pháp tốt hơn trong việc cho vay và thu hồi nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đây là dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng vì hoạt động này mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Tuy nhiên

98.3 % 1.1 % 0.6 % Năm 2011 80.1 % 18.8 % 1.1 % Năm 2012 71.5% 5.4% 23.1% Năm 2013 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

43

DSCV 6 tháng đầu năm 2014 bắt đầu có sự dịch chuyển ngược lại, tỷ trọng DSCV ngắn hạn chiếm đến 92,8% trong tổng DSCV cao hơn so với tỷ trọng 79,66% vào cùng kỳ năm 2013.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng (ĐTKH)

BIDV Hậu Giang thực hiện cho vay chủ yếu trên 3 nhóm khách hàng: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), cá thể và một phần nhỏ của doanh nghiệp Nhà nước hay được gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước hiện nay (Cty TNHH một tv – Nhà nước) thực hiện theo Nghị định Chính phủ 25/2010/NĐ-CP “về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”. Trong đó nhóm đối tượng khách hàng là Cty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất và nhóm khách hàng Cty TNHH một tv – Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất và chỉ tồn tại năm 2011 và 2012.

Bảng 4.7: DSCV theo ĐTKH của BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Cty TNHH một tv – Nhà nước 82.345 9.733 - - - Cty TNHH 2.111.041 3.673.512 2.164.432 613.747 1.693.332 DNTN 273.458 441.320 253.732 72.471 117.170 Cá thể 393.254 488.075 404.961 87.029 50.054 Thành phần khác 1.543.408 2.144.363 1.370.018 353.597 548.056 Tổng DSCV 4.403.506 6.757.003 4.193.142 1.126.844 2.408.612

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Cty TNHH một thành viên – Nhà nước: DSCV đối với Cty TNHH một thành viên là Nhà nước có giá trị chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu DSCV theo đối tượng khách hàng và có xu hướng giảm dần qua các năm. Vì loại hình cho vay này không được chi nhánh chú trọng gần đây, hầu như là không cho vay bất cứ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nào sau món nợ cuối cùng của trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác kể từ năm 2011 thực hiện Nghị định 59/2011/NĐ-CP “về chuyển các DN nghiệp 100% vốn Nhà nước thành CTCP”, Quyết định số 929/QĐ-TTg về tái cơ cấu DNNN nên số lượng DNNN ở Hậu Giang cũng hạn chế (khoảng 26 DN) và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến DSCV DNNN giảm dần qua các năm.

44

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Hình 4.3 Cơ cấu DSCV theo ĐTKH giai đoạn 2011-06/2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty TNHH: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình Cty TNHH ngày một phát triển rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực vì loại hình này kinh doanh mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng phát triển chung của địa phương. Đây cũng là loại hình phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, được chi nhánh chú trọng cho vay, là khách hàng chính, là loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV và có xu hướng tăng dần qua các năm như hình 4.3 trên. Có thể kể đến một số Cty TNHH là khách hàng lớn của chi nhánh như: Cty TNHH Thủy sản Biển đông, Cty TNHH Vạn Phát, Cty TNHH Phú Thạnh,…DSCV cty TNHH tăng cao nhất vào năm 2012 tăng 74,01% so với năm 2011 đạt 3.673.512 triệu đồng do năm này nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn cao, cũng như việc hạ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực ưu tiên của chi nhánh. Sang năm 2013, DSCV giảm mạnh 41,08% so với năm 2012 chỉ còn 2.164.432 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn năm 2011 và tiếp tục tăng trưởng vào 6 tháng đầu năm 2014. Vào 6 tháng đầu năm 2014 DSCV tăng 1.079.585 triệu đồng với tốc độ tăng là 175,90% so với cùng kỳ năm 2013. Qua đó chứng tỏ, Ngân hàng rất quan tâm đến nguồn cho vay loại hình doanh nghiệp này.

DNTN: Là loại hình chiếm tỷ trọng khá nhỏ (khoảng 6%) trong cơ cấu DSCV theo đối tượng khách hàng do chi nhánh không chú trọng vào đối tượng khách hàng này vì có nhiều rủi ro hơn. Trong những năm qua, DSCV DNTN có nhiều biến động nhưng nhìn chung về tỷ trọng vẫn không thay đổi. Giống như Cty TNHH, DSCV DNTN cũng tăng cao nhất vào năm 2012 tăng gấp 1,6 lần so với năm 2011, giảm vào năm 2013 và bắt đầu ổn định trở lại vào những tháng đầu năm 2014.

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 1.87 0.14 47.94 54.37 51.62 54.47 70.3 6.21 6.53 6.05 6.43 4.86 8.93 7.22 9.66 7.72 2.08 35.05 31.74 32.67 31.38 22.75 Thành phần khác Cá thể DNTN Cty TNHH Cty TNHH một tv - Nhà nước

45

Cá thể: Chiếm tỷ trọng cao hơn DNTN và ổn định qua các năm. Điều đó cho thấy ngoài việc chú trọng vào Cty TNHH, đây là đối tượng quan trọng thứ hai mà chi nhánh quan tâm. Đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng cải thiện, nhu cầu cuộc sống cao hơn, dẫn đến nhu cầu vay vốn cao hơn. Nắm bắt được thực trạng đó, chi nhánh không ngừng mở rộng các dịch vụ tín dụng cá nhân như: cho vay du học, cho vay tiêu dùng, vay mua nhà ở, vay mua xe,…Tuy nhiên, sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, DSCV cá thể có chiều hướng giảm, giảm khoảng 42,49% so với cùng kỳ năm 2013.

Thành phần khác (Cty Cổ phần khác, tập thể…): Khoản mục này đạt giá trị cao thứ hai sau Cty TNHH, do được tập hợp nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Con số này tăng cao năm 2012 do Ngân hàng hạ lãi suất cho vay nhằm tăng trưởng tín dụng và giảm vào năm 2013. Về tỷ trọng ta nhận thấy có xu hướng giảm qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng muốn tập trung vào các khách hàng chủ chốt, trọng tâm là Cty TNHH và cá thể.

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh (LVKD)

Từ bảng số liệu 4.8 và hình 4.4 bên dưới, ta thấy cơ cấu cho vay của BIDV Hậu Giang không đồng đều giữa các lĩnh vực kinh doanh, tập trung vào cho vay các ngành mũi nhọn của tỉnh nhà như nuôi trồng thủy sản (NTTS), công nghiệp chế biến (CNCB) và thương nghiệp.

 Nuôi trồng thủy sản: Là ngành khá quan trọng, chủ đạo của các doanh nghiệp, cũng như hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Năm 2012 là năm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản (đặc biệt là cá da trơn), do thời tiết tốt, thị trường ổn định và nhu cầu xuất khẩu cao nên vay đầu tư của tỉnh nhiều dẫn đến DSCV tăng cao trong năm 2012, tăng 27,06% so với năm 2011.

Sang năm 2013, DSCV ngành NTTS giảm mạnh, giảm đến 81,31% so với năm 2012 mặc dù theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sản lượng NTTS có bước tăng vượt bậc so với năm 2012. Nguyên nhân chính là giai đoạn 2013, ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn trong đầu ra, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dường như chững lại, riêng thị trường Mỹ cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế chống bán phá giá một cách vô lý tại POR9, với mức thuế cho các bị đơn từ 0,42 đến 2,15 USD/kg. Giá cả cá tra không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận nên một phần người dân đã bỏ ao trống, dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm đáng kể. Mặt khác, Ngân hàng không còn thiết tha với việc tìm kiếm thêm khách hàng trong ngành thủy sản để cho vay, thay vào đó sẽ là các ngành khác, có nhiều triển vọng hơn. Về tỷ trọng, DSCV ngành NTTS năm 2013 thấp nhất trong giai đoạn phân tích, chỉ chiếm 6,57% tổng DSCV theo lĩnh vực kinh doanh. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014,

46 Bảng 4.8: DSCV theo LVKD của BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 1.159.753 1.473.569 275.392 234.474 346.299 313.816 27,06 (1.198.177) (81,31) 111.825 47,69 Công nghiệp chế biến 1.442.461 1.953.723 1.215.858 370.890 949.217 511.262 35,44 (737.865) (37,77) 578.327 155,93 Thương nghiệp 1.081.245 2.015.795 1.334.396 324.899 890.863 934.550 86,43 (681.399) (33,80) 565.964 174,20 Xây dựng 587.376 986.251 839.942 108.132 187.334 398.875 67,91 (146.309) (14,83) 79.202 73,25 Ngành khác 132.671 327.665 527.554 88.449 34.899 194.994 146,98 199.889 61,00 (53.550) (60,54)

47

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV HG giai đoạn 2011-06/2014

Hình 4.4 Cơ cấu DSCV theo các LVKD của BIDV HG 2011-06/2014 con số DSCV ngành này có phần cải thiện, cao hơn cùng kỳ năm 2013 nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với cùng kỳ năm 2011 và 2012.

Công nghiệp chế biến: Trong DSCV đối với ngành kinh tế thì ngành CNCB chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng DSCV vào năm 2012, 2013 nhưng cao nhất vào năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2014; hơn nữa tỷ trọng ngành này có xu hướng tăng dần. Sở dĩ chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì ngành CNCB ngày càng được Nhà nước và các ban lãnh đạo ban ngành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chú trọng hơn. Điển hình là dự án khởi công xây dựng Cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang và Cụm công nghiệp chế biến Nông sản Tây Nam đã bước đầu cho thấy khởi sắc trong ngành công nghiệp Hậu Giang trong tương lai. Đây là cơ hội BIDV HG thực hiện chính sách mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Xét trong giai đoạn phân tích thì năm 2013 là năm DSCV CNCB có giá trị thấp nhất nguyên nhân là do trong năm 2013 sau những thông tin xấu về phá sản của một vài công ty xuất khẩu cá tra, hàng loạt công ty gặp khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 51 - 59)