Điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân bằng bất động ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng giúp liền xương của ghép tủy xương vào ổ gãy hở hai xương cẳng chân đã bất động ngoài (Trang 41 - 45)

Gãy hở thân hai xương cẳng chân, trong đó xương chày là chính, trước đây thường được điều trị bằng bất động ngoàị Hiện tại, đa số các trường hợp được điều trị bằng đóng đinh nội tủy có chốt. Tuy vậy, bất động ngoài

vẫn là một phương tiện bất động tốt, an toàn cho bệnh nhân và còn là phương tiện có giá rẻ, đặc biệt dễ dàng áp dụng ở các nước đang phát triển.

Bất động ngoài hay còn gọi là cố định ngoài(CĐN) được phân loại theo nhiều cách khác nhaụ Ở đây chỉ nêu một số khái niệm thường được dùng ở các tỉnh phía nam, có liên quan đến đề tài nghiên cứu nàỵ

*Về cấu tạo, CĐN có thể chia ra:

-CĐN thẳng: Gồm 1, 2 hay 3 thanh thẳng đặt dọc song song theo trục chi, trên các thanh này có các cấu trúc để gắn kết với các đinh đã bắt vào xương.

-CĐN vòng: Gồm các vòng tròn hoặc một phần vòng tròn nối với nhau bởi các thanh thẳng. Các đinh hoặc kim xuyên ngang qua chi được cố định lên các vòng tròn.

-CĐN phối hợp vòng và thẳng, hoặc có các cấu trúc đặc biệt phù hợp với mục đích cố định (CĐN khung chậu ở bệnh viện Chợ rẫy, cải biên CĐN Ilizarov của Trần Văn Bé Bảy, CĐN gần khớp, CĐN chữ T dùng ở cổ chân).

*Về chức năng, có thể phân chia CĐN thành bốn nhóm chức năng: -Cố định đơn thuần (Judet, NVQ, ...): Chỉ có tác dụng cố định.

-Cố định và căng dãn-nén ép (Muller, Nguyễn Văn Nhân...): ngoài tác dụng cố định còn có thể kéo xa hoặc nén ép hai mặt gãỵ

-Cố định, kéo nén và nắn chỉnh thụ động (Orthofix, Hoffmann ): có thể nắn lại xương bằng cách tháo lỏng các hệ thống cố định khung.

-Cố định, kéo nén và nắn chỉnh chủ động (Ilizarov, Muller cải tiến...): Có thể nắn lại xương bằng cách điều chỉnh các cấu trúc của khung tự động kéo các đoạn xương gãy đến vị trí mong muốn.

*Về cách cố định lên xương, có thể chia ra:

-CĐN một bên: đinh chỉ xuyên vừa hết qua thân xương. CĐN chỉ gắn kết lên một phía của chị

-CĐN hai bên : đinh xuyên qua xương và xuyên ngang qua toàn bộ chị Hệ thống cố định gắn kết vào cả hai phía của chị

*Vềø cơ chế chịu lực có thể chia ra:

-CĐN một mặt phẳng : nếu các đinh hoặc kim trên mỗi đoạn gãy chỉ nằm trên một mặt phẳng chứa trục dọc thân xương.

-CĐN hai mặt phẳng : nếu các đinh, kim trên mỗi đoạn gãy nằm trên hai mặt phẳng khác nhau chứa trục dọc thân xương. CĐN hai mặt phẳng đạt sự vững chắc ở mức tối ưụ

Trên thế giới có rất nhiều kiểu CĐN khác nhau khác nhaụ Tại bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện các tỉnh phía nam, loại CĐN thường dùng để cố định gãy thân xương cẳng chân là cố định ngoài Muller. Đây là loại CĐN thẳng, căng dãn và nén ép dọc theo trục xương được, cố định một mặt phẳng, một bên hoặc hai bên. Khung cố định bao gồm hai thanh răng dọc đường kính 8mm, mỗi thanh có 4 mắt cố định đinh. Đinh là loại đinh đường kính 5mm, thân trơn, phần đầu có răng bắt vào vỏ xương (hình 1.1).

Về thời gian liền xương, một số kết quả điều trị bằng cố định ngoài các gãy hở thân hai xương cẳng chân được liệt kê trong bảng 1.1[11],[15]. Quan sát bảng 1.1 cho thấy kết quả thời gian liền xương rất khác nhaụ

Điều này có thể do các tác giả khác nhau sử dụng các loại cố định ngoài khác nhau, dùng các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn lượng giá liền xương khác nhaụ

Bảng 1.1: Thời gian liền xương các gãy hở thân hai xương cẳng chân được điều trị bằng cố định ngoài

Tác giả (năm) Phương tiện bất động Thời gian liền xương (tuần)

Nathan Ẹ Bear(1955) Cố định ngoài 24,3

Edwin M.(1990) Khung Orthofix 22,6

Zachee(1990) Khung Orthofix 26,3 – 28,2

Ngô Bảo Khang(1990) Muller, Judet… 19

Cao Thỉ(1992) CĐN Muller cải tiến 23,5

Phạm Đăng Ninh(2000) Cọc ép ren ngược chiều 19,7 Hình 1.1: Cố định ngoài Muller

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng giúp liền xương của ghép tủy xương vào ổ gãy hở hai xương cẳng chân đã bất động ngoài (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)