Lấy tủy và biến chứng của ghép tủy xương trong chấn thương chỉnh hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng giúp liền xương của ghép tủy xương vào ổ gãy hở hai xương cẳng chân đã bất động ngoài (Trang 39 - 41)

chỉnh hình

1.6.1. Kỹ thuật lấy tủy

Tủy có thể được hút ra từ phía trước hoặc phía sau của xương mào chậu hoặc ở đốt sống. Đôi khi cũng có thể lấy từ đầu xương dàị Tuy nhiên, thông thường tủy vẫn được lấy ở phía trước xương mào chậụ

Các nhà huyết học lấy tủy với mục đích lấy tế bào gốc tạo máụ Họ lấy rất nhiều tủy, từ 800 ml đến 1000 ml, mỗi vị trí đầu kim chọc vào xương chậu hút 3-5 ml, có thể hút đến 25 ml[94]. Các phẫu thuật viên chỉnh hình lấy mỗi nơi 2,5 -3 ml[49], 5ml[47] hoặc 6-8 ml[98]. Hernigou lúc đầu lấy mỗi nơi 2-4 ml, nhưng về sau này ông chỉ lấy 2ml[113],[114]. Năm 1997, Muschler đã nghiên cứu về vấn đề này và kết luận mỗi nơi đầu kim hút 1ml tủy thì bốn lần hút như vậy sẽ thu được số tế bào gốc có khả năng tạo xương nhiều hơn là hút một nơi 4ml tủy[83]. Kakar cũng cho rằng nên rút tủy mỗi nơi đầu kim 2ml[62].

1.6.2. Biến chứng do lấy tủy

Các biến chứng do lấy tủy ở xương mào chậu gặp rất ít, ngay cả với các nhà huyết học lấy một số lượng tủy rất lớn 800-1000 ml. Năm 2001, ở Mỹ, 493 ca lấy tủy do các bác sĩ huyết học thực hiện chỉ thấy các biến chứng nhẹ, chủ yếu là đau, nhưng thường hết sau hai tuần. Biến chứng nặng gặp 0,1 đến 0,3 %, chủ yếu liên hệ đến gây mê, dị ứng thuốc hoặc tai biến tim mạch. Cho đến năm 1998, chỉ có 4 ca tử vong do lấy tủy[1]. Keith Patterson năm 1992 dẫn ra 1.270 trường hợp lấy tủy, biến chứng đáng ghi nhận là 0,27 %, chủ yếu là do bệnh lý tim phổi, thường là nôn, tụt huyết áp nhẹ. Trong 3000 ca báo cáo về trung tâm ghép tủy quốc tế có 2 ca cho tủy tử vong nhưng không có ca nào là do hậu quả trực tiếp của hút tủy[94]. Báo cáo của Chapman và cộng sự năm 1997 cho thấy 112 trường hợp lấy tủy từ xương mào chậu cũng không có biến chứng gì xảy ra do lấy tủỵ Có thể do họ lấy rất ít tủy[30]. Các báo cáo khác về ứng dụng ghép tủy trên lâm sàng

của các thầy thuốc chỉnh hình vẫn chưa ghi nhận thấy một biến chứng nào đáng kể .

1.6.3. Biến chứng do ghép tủy

Về các biến chứng của ghép tủy vào ổ gãy, không thấy các báo cáo nhắc đến. Biến chứng đáng ngại nhất là tắc mạch máu do mỡ. Trong các báo cáo liên quan đến ghép tủy xương không thấy tác giả nào ghi nhận biến chứng nàỵ Hernigou cũng có đề cập đến hội chứng tắc mạch máu do mỡ và dẫn ra một số vấn đề chung quanh hội chứng nàỵ Khi truyền dịch vào trong tủy xương trên 1000 ca trẻ em không thấy biến chứng này xảy rạ Khi bơm chất lỏng vào tủy xương ở động vật thực nghiệm thấy có mỡ xuất hiện trong phổi nhưng không thấy có hội chứng tắc mạch máu do mỡ. Khi đóng đinh nội tủy xương đùi hoặc xương chày cũng thấy có mỡ trong phổi nhưng không có tắc mạch máu do mỡ. Có thể là lượng mỡ không đủ để gây ra hội chứng nàỵ

Biến chứng khác có thể xảy ra khi ghép tủy là nhiễm trùng chỗ nhận ghép. Các báo cáo ghép tủy bằng cách tiêm qua da đều không ghi nhận biến chứng nàỵ Chỉ có các trường hợp ghép tủy phối hợp với các loại mảnh ghép khác nhau thì thấy có tỉ lệ nhiễm trùng.

Nhận xét: Phương pháp ghép tủy xương bao gồm lấy tủy, ghép tủy vào nơi nhận ghép đơn giản, ít tai biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng giúp liền xương của ghép tủy xương vào ổ gãy hở hai xương cẳng chân đã bất động ngoài (Trang 39 - 41)