Năm 1995, Garg và Gaur[47] báo cáo một trường hợp khớp giả bẩm sinh xương chày được chữa liền bằng cách bơm tủy xương vào chỗ khớp giả. Đây là một bệnh nhi nam 12 tuổi, đã được mổ ghép xương mác vào nội tủy đồng thời với ghép xương xốp vào khớp giả xương chày và được cố định bằng bó bột. Một năm sau mổ vẫn không liền xương. Bé được bơm tủy nguyên dạng 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần, mỗi lần 20 ml tủy và được tiếp tục cố định bằng băng bột. Sau 18 tháng, xương liền chắc thấy được trên phim X-quang.
1.5.2. Điều trị khớp giả:
Connolly và Shindell(1986)[42] lần đầu tiên báo cáo một trường hợp chữa liền khớp giả xương chày nhờ bơm tủy xương tự thân vào ổ khớp giả.
Garg, Gaur và Sarmă1993)[48] báo cáo chữa thành công 17 trong số 20 trường hợp không liền xương ở xương dài bằng cách ghép tủy xương tự thân vào ổ gãỵ Ổ gãy được bơm tủy hai lần cách nhau 3 tuần, mỗi lần 15- 20 ml tủỵ Các trường hợp này đều được bất động bằng bó bột và liền xương trung bình sau 5 tháng.
Niedzwiedzki(1993)[86] dùng tủy xương nguyên dạng lấy từ xương mào chậu trộn với heparin và tiêm vào ổ gãy qua dạ Tổng cộng có 96 bệnh nhân, gồm 24 ổ gãy xương, 42 trường hợp chậm liền và 30 trường hợp khớp giả được ghép tủỵ Kết quả tất cả các trường hợp đều liền xương.
Sim(1993)[104] báo cáo có 10 trường hợp kết hợp xương nẹp vít và một trường hợp bó bột bị chậm liền được ghép tủy xương tự thân trực tiếp vào ổ gãy bằng cách tiêm qua dạ Liền xương đạt được trong 9/11 trường hợp.
Hernigou(1995)[113] báo cáo kết quả ghép tủy xương đã ly tâm làm giàu tế bào để điều trị một số trường hợp khớp giả. Khoảng 300 ml tủy được lấy ở phía trước xương mào chậu bằng cách chọc nhiều nơi, mỗi nơi rút ra 2-4 ml tủỵ Sau đó tủy được đem ly tâm còn 60 ml để làm tăng nồng độ tế bào và ghép vào chỗ khớp giả. Lô nghiên cứu gồm có 18 trường hợp khớp giả sau chấn thương, 4 trường hợp hàn khớp không liền, 4 trường hợp khớp giả chỗ tiếp xúc đầu xương trong các trường hợp kéo dài xương bằng phương pháp Ilizarov và 3 trường hợp ghép tủy để kích thích chỗ kéo dài vì sau 3 tháng trên X-quang không thấy can mọc ra ở vùng kéọ Kết quả cho thấy liền xương đạt được 15 trường hợp trong số 18 khớp giả sau chấn thương, liền xương 2 trong số 4 trường hợp hàn khớp và liền xương 3 trong số 4 trường hợp khớp giả chỗ tiếp xúc do kéo dài xương. Đối với chỗ kéo dài xương, đạt liền xương cả 3 trường hợp.
Pan cùng cộng sự(1996)[93] ghép 60 ml tủy trực tiếp vào ổ khớp giả xương chàỵ Kết quả đạt liền xương 10 trong số 12 trường hợp. Trong nghiên cứu này các tác giả đã lấy tủy theo cách mỗi vị trí đầu kim chọc vào xương chậu hút ra 3-5 ml tủỵ
Hernigou(1997)[114] công bố một báo cáo khác, trong đó ghép tủy xương vào khớp giả được thực hiện trên 35 bệnh nhân. Tủy được ly tâm làm tăng nồng độ tế bào hoặc rửa và tách tế bào đơn nhân để làm tăng khả năng tạo xương. Kết quả liền xương đạt 28 trường hợp. Trong đó liền xương của khớp giả sau chấn thương đạt 21 trong số 26 trường hợp.
Bozidar Sebeèe(1999)[25] báo cáo điều trị thành công một trường hợp khớp giả xương chày sau gãy hở sáu tháng nhờ ghép tủy xương vào ổ gãỵ
Tác giả rút 150ml tủy để ghép vào ổ khớp giả. Sáu tháng sau khi ghép thì đạt liền xương.
Siwach(2001)[105] cũng ghép tủy xương điều trị khớp giả và chậm liền xương. Liền xương đạt được 68 trong số 72 trường hợp chậm liền và khớp giả. Tác giả này tin tưởng rằng ghép tủy nguyên dạng là cách tốt để điều trị cho các bệnh nhân cần ghép xương, đặc biệt trên các chi có sẹo xấu và phần mềm che phủ kém.
Một số nghiên cứu khác mới đây cũng cho kết quả điều trị khớp giả đáng khích lệ[50]. Ở Việt Nam, có một báo cáo của Cao Thỉ và Đỗ Phước Hùng[17] về một trường hợp ghép tủy vào chỗ kéo dài xương cẳng chân điều trị mất đoạn xương chày, kết quả giúp liền xương nhanh hơn. Gần đây, Nguyễn Mạnh Khánh và các cộng sự[4] ghép tủy xương tự thân đã li tâm làm giàu tế bào để điều trị 12 bệnh nhân bị khớp giả chặt thân xương chàỵ Kết quả rất đáng khích lệ, liền xương đạt được ở 11/12 bệnh nhân.
Nhận xét: Các nghiên cứu thực hiện trên lâm sàng cho thấy tủy xương có khả năng điều trị liền xương đối với các trường hợp khớp giả. Điều đó cho thấy tế bào tủy xương có thể biệt hóa thành tế bào xương và cảm ứng tạo xương để làm liền xương. Vì vậy việc dùng tủy xương ghép vào ổ gãy để giúp liền xương là có cơ sở.
1.5.3. Điều trị khuyết hổng xương, mất đoạn xương
Tiedeman(1995)[107] báo cáo theo dõi 39 bệnh nhân được ghép bằng hỗn hợp tủy xương tự thân và xương đồng loại khử khoáng. Nghiên cứu kết luận hỗn hợp này cũng tốt như xương ghép lấy từ xương mào chậụ
Chapman Bucholz và Cornell(1997)[30] chủ trì tổng kết về ghép tủy điều trị các gãy mới xương dài có nguy cơ không liền xương cần phải ghép xương . Nghiên cứu so sánh tác dụng của hai loại mảnh ghép: xương xốp tự thân lấy từ xương mào chậu so với hỗn hợp gồm tinh chất collagen bò, gốm biphasic calcium-phosphate và tủy xương tự thân. Tổng kết từ 18 trung tâm y khoa có 213 bệnh nhân với 249 ổ gãy được ghép một trong hai loại mảnh ghép nàỵ Bệnh nhân được theo dõi trong ít nhất 24 tháng để xem tình trạng liền xương và các biến chứng xảy rạ Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ liền xương, các triệu chứng chức năng như đau, mức độ dùng thuốc giảm đau và sinh hoạt hàng ngàỵ Tỉ lệ các biến chứng cũng không khác nhau, ngoại trừ tỉ lệ nhiễm trùng. Tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn ở nhóm ghép xương xốp tự thân ở cả chỗ nhận ghép và chỗ lấy ghép. Các tác giả này kết luận rằng trong các trường hợp khuyết thiếu xương tại ổ gãy xương dài cần phải ghép xương thì ghép tủy phối hợp với gốm sinh học tỏ ra an toàn, hiệu quả nhờ làm giảm thời gian cuộc mổ và giảm các nguy cơ liên quan đến việc lấy ghép từ xương mào chậụ
Canceđă2000)[29] báo cáo dùng công nghệ tế bào cấy các tế bào tủy xương sau đó phối hợp với gốm sinh học để điều trị mất đoạn thân xương chày thực nghiệm trên cừụ Trong báo cáo này cũng nêu ra 3 trường hợp mất xương trên người được ghép bằng cách tương tự và cố định bằng cố định ngoàị Các bệnh nhân này được theo dõi trên 3 năm và thu được kết quả tốt. Tác giả đề nghị cấy tế bào gốc từ tủy xương sau đó phối hợp với chất gốm sinh học hydroxyapatite làm chất ghép điều trị các mất đoạn xương dàị
Một báo cáo khác mới đây của Marcacci[73] cũng ứng dụng thành công tủy xương phối hợp với các loại mảnh ghép để điều trị mất đoạn xương.
Như vậy, tủy xương phối hợp với xương đồng loại khử khoáng hoặc các chất gốm sinh học tạo thành một hỗn hợp chất ghép có tác dụng tốt không kém xương xốp tự thân, điều đó cho thấy tủy xương có vai trò quan trọng trong quá trình liền xương tại ổ gãy, nhất là trong việc tạo ra các tế bào xương.
1.5.4. Điều trị hoại tử chỏm xương đùi
Hernigou và Beaujean(2002)[55] báo cáo 189 trường hợp hoại tử chỏm xương đùi trên 116 bệnh nhân được điều trị bằng cách khoan giải áp và ghép tủy tự thân. Tủy lấy từ xương mào chậu được ly tâm làm giảm thể tích và ghép ngay vào chỗ hoại tử chỏm sau khi khoan giải áp. Theo dõi từ 5-10 năm thấy chỉ có 9 trong số 145 khớp háng có chỏm hoại tử độ 1-2 là cần phải thay khớp. Các trường hợp có lún chỏm trước khi ghép tủy thì tỉ lệ cần thay khớp cao hơn. Thay khớp toàn phần cần phải thực hiện 25 trường hợp trong số 44 khớp.
Valérie(2004)[109] ở Bỉ thực hiện một nghiên cứu khác về điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi độ 1 và độ 2. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm, một nhóm được ghép tủy và một nhóm chứng, so sánh mù. Tủy được lấy 400 ml từ xương mào chậu ở phía trước, tách lấy tế bào đơn nhân rồi ly tâm lấy 51 ml và ghép vào chỗ hoại tử chỏm. Kết quả cho thấy nhóm có ghép tủy cải thiện triệu chứng đau rõ rệt so với nhóm chứng. Diễn tiến
bệnh cũng cải thiện hơn nhiềụ Chỉ có 1 trong 10 trường hợp có ghép tủy chuyển sang giai đoạn 3, so với 5 trong 8 trường hợp của lô chứng.
Nhận xét: Hai công trình nghiên cứu trên đây cho thấy tủy xương tự thân khi ghép vào chỏm xương đùi trong các trường hợp hoại tử chỏm đã đóng một vai trò tái tạo xương, chứng tỏ khả năng tạo xương của tủy xương. 1.5.5. Ghép vào ổ gãy hở xương chày giúp liền xương
Mới đây, năm 2007, Wallon và cộng sự[117] báo cáo ghép tủy xương tự thân đã ly tâm làm giàu tế bào vào 21 trường hợp gãy hở xương chày trong số 48 trường hợp nhập viện từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2004. Đây là các trường hợp có nguy cơ không liền hoặc đã không liền. Các trường hợp khác đã liền xương không cần điều trị hỗ trợ gì khác. Có 13 trường hợp ghép tủy từ ngày thứ 31-74, có 8 trường hợp ghép tủy muộn hơn, từ ngày thứ 83-196. Kết quả liền xương 15 trường hợp, thời gian liền xương trung bình là 139 ngày sau khi ghép tủỵ Không có khác nhau giữa ghép tủy sớm hay muộn. Có sự liên hệ giữa số lượng tế bào tủy được ghép và sự liền xương. Những ca không liền là những ca chỉ nhận ghép 425X103 CFU-Fs, trong khi đó những ca liền xương là những ca nhận ghép nhiều hơn, đến 922X103 CFU-Fs.