I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ :
1. Về cơ cấu hệ thống thuế: 1 Các loại thuế cần bãi bỏ
1.1.2/ Miễn thuế đối với hộ kinh doanh nhỏ :
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập thấp (dưới 210.000 đ/tháng) được miễn thuế. Suy rộng ra, mọi cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập không thấp đều phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN. Hộ kinh doanh nhỏ cũng thuộc diện này.
Khái niệm hộ kinh doanh nhỏ đề cập ở đây là những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ 210.000 đ/tháng đến 500.000 đ/tháng, tương đương với mức thu nhập của những người bán vé số hoặc làm nghề phụ hồ. Xét về mặt pháp lý, những hộ này đều là đối tượng phải nộp thuế cho hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ riêng thuế TNDN với thuế suất chung là 32% thì những hộ này phải nộp từ 67.200 đ – 160.000 đ/tháng. Và như vậy, hàng tháng nếu tính cả thuế GTGT thì số thuế họ phải nộp sẽ lớn hơn (bình quân 115.000 đ/hộ/tháng). Nhưng sẽ rất phiến diện nếu ta bỏ qua không xét đến thực chất của vấn đề là ở khía cạnh đạo lý (công bằng) và hiệu quả kinh tế – xã hội từ việc thu thuế hộ kinh doanh nhỏ. Q1 Q2 Thu nhập Đường hữu dụng biên tế MU1 MU2 Lợi ích
Theo quy luật hữu dụng biên giảm dần thì 115.000 đ của những người có thu nhập thấp, những hộ kinh doanh nhỏ (Q1)sẽ mang lại lợi ích thiết thực rất lớn (MU1)so với những cơ sở kinh doanh lớn (Q2) (Hình 4).
Động viên hơn 1.000.000 đ vào ngân sách nhà nước từ những cơ sở kinh doanh lớn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích cũng như quy mô sản xuất kinh doanh của các
động viên ở mức 115.000 đ đối với hộ kinh doanh nhỏ thì những đối tượng này phải giảm đi rất nhiều nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của mình. Lợi ích mà họ phải hy sinh trực tiếp quá lớn so với số thuế mà ngân sách thu được. Tất nhiên là khi đó họ cũng chẳng có khả năng để tích lũy mở rộng kinh doanh nâng cao thu nhập, cuối cùng là cái vòng đói nghèo mà chính phủ đang chủ động xóa lại lẩn quẩn vây quanh họ.
Thực tế số thu thuế từ các hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn BR-VT không nhiều. Tổng số thu từ các hộ này bình quân mỗi năm khoảng 0,49 tỷ chiếm 3,1% thuế SDĐNN, hay 0,002% tổng số thu từ thuế trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, chi phí cho công tác quản lý thu các đối tượng này không phải là ít (4.300 hộ), nhất là đối với nơi ở vùng sâu, vùng xa như xã Đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, chi phí cho công tác quản lý thu thuế các hộ kinh doanh nhỏ lên tới 40% số thuế thu được. Như vậy, mức động viên thực sự không bao nhiêu nhưng lại ảnh hưởng rất xấu đến hiệu quả kinh tế – xã hội .
Vậy, tại sao chúng ta không mạnh dạn miễn thuế GTGT và thuế TNDN cho những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ ? Thực tế cho thấy thất thu ngân sách từ những nơi có nguồn thu cao như những cơ sở kinh doanh lớn, những tổ chức kinh tế, lớn hơn nhiều so với số thu từ những hộ kinh doanh nhỏ. Do đó, thay vì tốn nhiều công sức thu dàn rải, vặt vãnh từ những cá nhân kinh doanh nhỏ, chúng ta tận dụng quản lý chặt chẽ những nơi có nguồn thu lớn như đã nêu trên. Điều này vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần điều tiết thu nhập đem lại sự công bằng giữa các tầng lớp có thu nhập khác nhau, vừa thể hiện được tính ưu việt của chế độ ta, vừa phù hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo của nhà nước.
Miễn thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ là một điều nên làm và phải được thực hiện công khai nhằm tránh sai sót trong việc xác định hộ nhỏ. Tuy nhiên, để có thể theo dõi, quản lý được những đối tượng này cần phải duy trì thuế môn bài với mức thu hàng năm thích hợp.