III. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU :
1. Về tạo nguồn thu cho ngân sác h:
BIỂU ĐỒ TỔNG SỐ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN BR-VT
6.660 8.544 10.020 9.453 10.020 9.453 13.488 27.556 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000
Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tỷ đồng
Bảng 7 : Tốc độ tăng thuế hàng năm
ĐVT : %
1996/1995 1997/1996 1998/1997 1999/1998 2000/1999
- Tổng số thuế 128,3 117,3 94,3 142,7 204,0 1. Khu vực QD 129,4 121,2 101,4 174,7 113,2 1. Khu vực QD 129,4 121,2 101,4 174,7 113,2 2. Khu vực ĐTNN 127,5 119,2 93,7 147,5 214,0 Trong đó: Ngoài dầu 131,7 590,3 88,6 135,8 109,6 3. Khu vực ngoài QD 107,2 104,9 101,2 107,4 105,7
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Cục Thuế BR_VT 1996-2000)
Qua bảng 6 và 7, rõ ràng số thu về thuế không ngừng tăng lên, kể cả đối với từng khu vực kinh tế theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1999, do đẩy mạnh việc khai thác dầu dẫn tới số thu kỳ này tăng lên mạnh mẽ. Riêng năm 1998, khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra ở Châu Á, ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam, kết quả là GDP giảm làm cho số thu về thuế cũng giảm tương ứng. Nhìn chung, mức độ động viên vào ngân sách tăng rất cao cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. So với năm 1995, số thu năm 2000 tăng gấp 4,14 lần, bình quân mỗi năm tăng 40%. Với số thu cao như vậy, Bà Rịa Vũng Tàu đã trở thành địa phương đứng thứ hai trong toàn quốc về số thu nộp ngân sách (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh). Và với nguồn lực khổng lồ về số thu đó, cho phép Bà
Rịa Vũng Tàu vừa có nguồn đảm bảo chi ngày ngày càng tăng tại địa phương, vừa đóng góp điều tiết về ngân sách trung ương những khoản thu đáng kể, góp phần cùng cả nước điều phối hài hòa các ngân sách địa phương tiến tới cân đối ngân sách quốc gia.