Bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 47)

I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ :

1. Về cơ cấu hệ thống thuế: 1 Các loại thuế cần bãi bỏ

1.1.1/ Bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp :

Ngay từ đầu khi mới hình thành, thuế nông nghiệp đã phát huy tích cưc vai trò của nó trong việc động viên vào ngân sách; kích thích tăng canh, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp và sắc thuế này chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thuế. Tuy nhiên, những năm gần đây thuế

sử dụng đất nông nghiệp đã có nhiều dấu hiệu không còn phù hợp, không phát huy được vai trò của nó.

a/- Xét về yếu tố tạo nguồn thu cho ngân sách :

Ta có bảng số liệu về tình hình thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1996 đến 2000 tại tỉnh BR – VT . (bảng 4, trang )

Qua bảng 4 cho thấy, tổng thu ngân sách từ thuế và phí, cả về tốc độ lẫn số tuyệt đối đều tăng rất nhanh qua các năm. Trong khi tỉ trọng động viên vào ngân sách từ thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng giảm và chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số thu. Đó là chưa kể tới chi phí cho công tác quản lý hành thu trải đều và rộng khắp 61 tỉnh thành trên cả nước. Và như vậy số thu thuần từ loại thuế này sẽ nhỏ hơn nữa. Điều đó chứng tỏ các nguồn thu đáng kể tập trung ở các sắc thuế khác chứ không phải ở thuế SDĐNN. Với một tỉ lệ rất nhỏ và xu thế ngày càng giảm dần như vậy, việc tồn tại hay không tồn tại thuế sử dụng đất nông nghiệp không ảnh hưởng gì lớn đến tổng thu ngân sách.

b/- Xét về yếu tố điều tiết kích thích sản xuất :

Dĩ nhiên là mất mùa hay rớt giá thì thuế sử dụng đất nông nghiệp là gánh nặng của nông dân. Phải rất khó khăn, và chỉ khi được trợ giúp họ mới có thể đầu tư tái sản xuất. Thực tế cho thấy các trường hợp nợ thuế phải mất nhiều năm mới thanh toán được. Ở đây chỉ nói trong điều kiện bình thường với mức hạn điền phổ biến của một gia đình là 5.000m2. Với hạng đất trung bình mỗi năm sản xuất được 2 vụ lúa, mỗi vụ 400 kg/1000m2. Nếu giá lúa 1.300 đ/kg thì mỗi vụ gia đình đó thu được 2.600.000 đồng trên 5000m2 đất canh tác .

Chi phí cày bừa cho mỗi sào (1000m2) là 80.000 đồng/vụ chiếm 15%, phân bón thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 125.000 đồng/vụ (25%), thủy lợi 5%, giống 3%, thuế 6% còn lại thu nhập tính cho 1 lao động ròng rã trong 3 tháng kể từ lúc bắt đầu gieo trồng cho tới khi thu hoạch. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi tháng trong mỗi vụ lao động nông thôn là :

2.600.000 x 46%

3 = 398.000 đ

Do mỗi năm chỉ sản xuất 2 vụ (6 tháng), 6 tháng còn lại không có việc làm (có thể họ làm nghề tự do khác) cho nên thu nhập bình quân tháng trong năm của người lao động là :

5.200.000 x 46%

12 = 200.000 đ

Với thu nhập như vậy (nếu không làm thêm nghề khác) người nông dân chưa đủ nuôi sống một mình anh ta chứ chưa nói đến phải nuôi những người khác trong gia đình. Và như vậy có cố gắng lắm hộ nông dân đó mới có thể tái sản xuất giản đơn chứ không thể đầu tư mở rộng sản xuất (thay đổi cây giống, đầu tư phân bón và các điều kiện canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng). Việc đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể thực hiện được nếu như người nông dân có thể tích lũy phần thuế sử dụng đất nông nghiệp (không phải nộp) hoặc được sự trợ giúp của nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông. Tất nhiên là lúc đó sức mua sẽ tăng lên qua việc tái đầu tư mở rộng, và sẽ kéo tăng theo phần thuế của các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ, vật tư nông nghiệp. Đó là chưa nói đến một khi nông dân tạo ra nhiều sản phẩm, lưu thông và tiêu dùng nhiều hơn và nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn. Thiệt hại do lũ lụt gây ra ở miền Trung, miền Tây kéo theo tình trạng ế ẩm, ứ đọng hàng hóa ở các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, là một minh chứng cụ thể cho vấn đề này. Do đó, sự tồn tại của thuế sử dụng đất nông nghiệp không kích thích sản xuất phát triển.

c/- Xét về yếu tố điều tiết thu nhập và công bằng xã hội :

Vấn đề xóa bỏ thuế nông nghiệp đã được đề cập đến trong thời gian gần đây và đang có nhiều ý kiến tranh cãi. Theo Ông Nguyễn Văn Ninh -Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế, nay là Tổng cục trưởng, trả lời phỏng vấn trên báo Thanh niên số ra ngày 9/5/2001, thì đa số ý kiến cho rằng chưa thể bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp vì 3 lý do sau:

Thứ nhất, đã là công dân thì ai cũng có nghĩa vụ nộp thuế, hiến

pháp cũng qui định như vậy. Đối với nông dân chỉ phải nộp một khoản thuế duy nhất là thuế sử dụng đất nông nghiệp, nếu bỏ nốt thì sẽ không bình đẳng với các tầng lớp nhân dân khác.

Thứ hai là vấn đề công bằng ngay trong những người sử dụng đất,

tuyệt đại bộ phận nông dân có đất dưới mức hạn điền, nhiều nơi bình quân mỗi hộ chưa đến 2 sào. Người đáng được ưu đãi là người ít đất, nhưng nếu miễn hẳn thì người được ưu đãi sẽ là người được nhiều đất.

Thứ ba, Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay được để lại 100%

cho địa phương. Nếu miễn ngay loại thuế này các địa phương, nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trước mắt có thể

gặp khó khăn trong cân đối tài chính. Giải quyết lý do thứ ba này rất đơn giản. Bởi đó chỉ là vấn đề phân phối, điều tiết lại từ ngân sách trung ương.

Trong 3 lý do trên thì có 2 lý do nêu lên sự công bằng trong việc nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của nông dân. Nếu vì những lý do này mà duy trì thuế SDĐNN thì thật là xơ cứng, hình thức và phiến diện. Bản chất của vấn đề công bằng ở đây không phải là khía cạnh pháp lý mà chính là về mặt lợi ích hay kinh tế của nó.

Như đã nói ở phần b, thu nhập bình quân của người nông dân rất thấp chỉ từ 200.000 đồng đến 398.000 đồng/tháng. Và như vậy rõ ràng là thấp nhất so với các tầng lớp dân cư khác Trong khi đó, cuộc sống của người nông dân thường bấp bênh, thường phải chịu nhiều yếu tố rủi ro và thiệt thòi cả khi được mùa lẫn mất mùa, có thể dùng mô hình cung cầu để minh họa cho vấn đề này (hình 3).

I1I1 I1 I0 Hình 3 S2 S S1 D I2 Đặc tính của đường cầu các sản phẩn

nông nghiệp rất ít co giãn, khi người ta đã đủ nhu cầu các sản phẩm này rồi thì có bán rẻ như thế nào nữa cũng không ai mua. Do đó, đường cầu sản phẩm nông nghiệp thể hiện trong mô hình là một hình có độ dốc lớn (D).

P1

P0

P2Trong điều kiện bình thường, Po là giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)