Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thuế TNDN và GTGT:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 54 - 56)

I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ :

1.2.3/Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thuế TNDN và GTGT:

1. Về cơ cấu hệ thống thuế: 1 Các loại thuế cần bãi bỏ

1.2.3/Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thuế TNDN và GTGT:

_ Một số điểm cần sửa đổi thuế TNDN :

Tại khoản 6 Điều 3 nghị định số 30/1998/NĐ-CP quy định : “Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thu được từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước nhiều tháng, nhiều năm thì doanh thu là toàn bộ số tiền thu được”.

Quy định như vậy đối với việc thực hiện thu thuế GTGT thì không gặp trở ngại gì. Nhưng đối với thuế TNDN, vấn đề này có thể sẽ vướng mắc đối với đơn vị cho thuê tài sản thu tiền trước nhiều năm. Ví dụ như bên thuê tài sản trả trước trong 5 năm hay 10 năm, theo quy định trên thì bên cho thuê phải nộp thuế TNDN một lần cho tất cả doanh thu đó.

Điều này sẽ gây thiệt thòi cho doanh nghiệp. Bởi vì, khi tính thuế TNDN thì chi phí kinh doanh trong những năm trả trước chưa phát sinh nên không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế cho năm phát sinh doanh thu trả trước, từ đó làm cho số thuế TNDN phải nộp rất lớn. Đây là điều bất hợp lý. Do vậy, nếu doanh thu trả trước đó được phân bổ vào doanh thu từng năm trả trước sẽ thuận lợi và công bằng hơn đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản. Ví dụ như doanh thu trả trước 5 năm là 5 triệu USD. Thay vì tính thuế TNDN trên 5 triệu USD trong năm trả trước, thì doanh thu tính thuế TNDN sẽ được tính cho 5 năm, mỗi năm 1 triệu USD. Tức là trường hợp bên thuê trả trước trong nhiều năm thì doanh thu được tính phân bổ theo số năm trả trước.

Về thuế TNDN bổ sung cũng còn một số điểm tồn tại làm hạn chế vai trò của thuế. Theo hướng dẫn tại điểm 1b phần V thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14.7.1998 của Bộ Tài chính quy định : “Các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại như địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh … thì ngoài việc nộp thuế TNDN theo thuế suất 32%, phần thu nhập còn lại nếu cao hơn 12% giá trị vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm quyết toán năm thì phần thu nhập cao hơn đó phải nộp thuế TNDN bổ sung với thuế suất 25%. Ở đây sẽ phát sinh một số vấn đề vướng mắc sau :

Thứ nhất, nếu tính vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập quyết toán thì

không hợp lý, bởi vì vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập quyết toán (cuối năm) thường thể hiện không đúng với vốn chủ sở hữu đầu năm hoặc trong năm, và do đó nếu chỉ tính vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập quyết toán sẽ không chính xác. Khắc phục vấn đề này

bằng cách tính giá trị vốn chủ sở hữu theo phương pháp bình quân giữa đầu năm và cuối năm là hợp lý.

Thứ hai, việc quy định các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi

thế khách quan mang lại nhưng không xác định được các nguyên tắc hoặc các tiêu chuẩn để xem xét thế nào là lợi thế khách quan. Điều này chứa đựng mầm móng của tiêu cực và chắc chắn không thể tránh khỏi tình trạng suy diễn, cảm tính khi xác định các trường hợp phải chịu sự điều tiết của thuế TNDN bổ sung và như vậy sẽ làm hạn chế vai trò của thuế. Mục đích của thuế TNDN bổ sung là điều tiết thu nhập của những doanh nghiệp có thu nhập cao, cho nên tất cả các doanh nghiệp có thu nhập cao (vượt mức khống chế theo quy định) đều phải chịu sự điều tiết của loại thuế này cho phần vượt mức đó. Vì vậy, bỏ cụm từ “do lợi thế khách quan mang lại” ở phần trích dẫn nêu trên của Thông tư 99 cũng là điều cần thiết để phát huy vai trò của loại thuế này.

_ Một số điểm cần sửa đổi về thuế GTGT :

Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nếu như tất cả các đối tượng nộp thuế đều nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì không có gì đáng nói. Nhưng hiện nay vẫn đang tồn tại hai phương pháp tính thuế GTGT, ứng với mỗi phương pháp tính thuế là một loại hóa đơn được phép sử dụng : Hóa đơn GTGT áp dụng cho doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và hóa đơn bán hàng áp dụng với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Luật thuế GTGT cho phép các đơn vị kinh doanh nộp thuế theo hình thức khấu trừ, được khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu trước . Đối với hóa đơn GTGT, số thuế được khấu trừ đã thể hiện rõ trên hóa đơn nên không có gì phải bàn. Nhưng còn hóa đơn bán hàng (chỉ thực hiện giá thanh toán) thì sao ? theo qui định tại điểm 1.2b mục III phần B thông tư số 122/200/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính thì vấn đề này được giải quyết bằng cách cho phép các đơn vị nộp thuế theo hình thức khấu trừ được khấu trừ khống 3% thuế GTGT trên doanh thu của hóa đơn bán hàng. Theo biểu tỉ lệ GTGT là tỉ lệ thu nhập của thuế trên doanh thu do các Cục thuế ban hành áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì tỉ lệ thuế GTGT được qui đổi trên doanh thu chênh lệch rất xa so với con số 3% được khấu trừ . Riêng biểu tỉ lệ GTGT và tỉ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu do cục thuế Tỉnh BR – Vũng Tàu ban hành ngày 20/12 /1999 thì thuế GTGT được qui đổi trên doanh thu từ 0,25% - 17%. Như vậy, có sự sai lệnh quá lớn về số thuế GTGT được khấu trừ khống. Do đó, để khắc phục vấn đề sai lệch này và cũng tức là để vận dụng đúng luật thuế GTGT cần thiết phải thiết lập duy nhất một hình thức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và áp dụng hóa đơn GTGT chung cho mọi đối tượng nộp thuế. Trong khi điều kiện chưa chín mùi để chuyển đổi hình thức nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, hoặc chưa thể xóa bỏ được việc khấu trừ khống thì tốt nhất nên cho phép khấu trừ trên hóa đơn bán hàng theo tỉ lệ thuế GTGT đã qui đổi trên doanh thu do địa phương quản lý ban hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 54 - 56)