Về công tác ban hành văn bản pháp quy thuế:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 58)

I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ :

2/ Về công tác ban hành văn bản pháp quy thuế:

Một trong những trở ngại làm hạn chế việc phát huy vai trò của thuế là việc ban hành các văn bản pháp luật thuế hiện nay.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về cặp phạm trù cái chung – cái riêng, thì cái chung chi phối cái riêng, nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong của các cái riêng cùng loại. Cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Vận dụng lý luận này vào

thực tiễn, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng quá tải trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thuế hiện nay. Qua đó, thúc đẩy sự vận hành một cách năng động, linh hoạt của hệ thống thuế, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của thuế.

Điển hình cho tình trạng “lạm phát” văn bản là việc ban hành các quy định về chính sách thuế từ năm 1999 đến nay. Hầu như hàng tháng, hàng tuần, đều có hàng loạt các văn bản ra đời. Cái này bổ sung nối tiếp, điều chỉnh cho cái kia, có cái chưa kịp triển khai đã sửa đổi, hủy bỏ, thậm chí có những văn bản mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, gây không ít khó khăn, lúng túng không những cho người thừa hành mà còn cả đối với những người triển khai hướng dẫn. Các văn bản trước đây thường quy định quá chi tiết, quá sâu vào các vấn đề liên quan, mà càng dàn trải, càng đi sâu vào cái riêng, thì lại càng vụn vặt, rắc rối, đã không thể bao quát được vấn đề, lại rất dễ bị lỗi thời, lạc hậu, và lại sửa đổi. Kết quả của cái vòng lẫn quẫn đó là các cán bộ thừa hành của chúng ta bị lạc vào “bát quái trận đồ” của hàng “núi” các văn bản.

Thực tiễn sinh động và nhiều vẻ luôn vận động và biến đổi hàng ngày, hàng giờ, những cái tản mạn, vụn vặt cũ bị lạc hậu và mất đi, những cái mới luôn nảy sinh, và như vậy, không thể quy định hết được những cái riêng, cái chi tiết. Mặt khác, việc quy định quá chi tiết như vậy, thứ nhất sẽ làm cho cơ quan ban hành dễ rơi vào mò mẫm sự vụ, thiếu đi sự tập trung nghiên cứu phát hiện ra cái chung, hoặc giải quyết các vấn đề mang tính mục tiêu chiến lược. Thứ hai là làm cho cán bộ thừa hành dễ bị xơ cứng tư duy, máy móc, cứng nhắc, hình thức, ỷ lại, mất đi sự năng động linh hoạt trong tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để giải quyết cho phù hợp với các vấn đề mới nảy sinh. Do đó khi xây dựng, ban hành văn bản chỉ nên dừng lại ở cái chung, cái nền tảng, cái chuẩn mực, cái bất biến, cái mang tính nguyên tắc để thể bao quát và chi phối được những cái riêng, cái chi tiết. Trình độ của cán bộ thuế của chúng ta hiện nay đã được chuẩn hóa và nâng cao (đa số đã tốt nghiệp đại học), họ có đủ khả năng nhận thức vận dụng những quy định chung, những vấn đề cơ sở, nền tảng, chuẩn mực đó để giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu công tác. Điều này sẽ khắc phục được những nhược điểm đã nêu trên, nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, bảo đảm duy trì sức sống và tính ổn định tương đối của văn bản. Có thể có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ không đảm bảo được tính thống nhất, cùng một sự việc nhưng mỗi nơi làm mỗi khác. Theo tôi thì mức độ những cái khác đó (nếu có) đã được giới hạn, khống chế, bởi cái chung, cái nguyên tắc, do đó nó đã thể hiện được tính thống nhất. Hơn nữa, mỗi

vùng, mỗi khu vực, mỗi địa phương đều có sự khác biệt nhất định về kinh tế, địa lý, tập quán … Cho nên sự tồn tại cái khác biệt ở mỗi vùng, mỗi địa phương là tất yếu. Việc vận dụng những cái chung, cái chuẩn mực để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh sẽ vừa bảo đảm tính thống nhất, vừa phù hợp với tính đa dạng, phong phú trong thực tiễn và vừa đáp ứng được yêu cầu kịp thời, nhanh chóng. Đó mới là sự thống nhất biện chứng : “Thống nhất trong cái đa dạng” và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiện nay vẫn còn rải rác nhiều chính sách thuế lồng vào trong các chính sách kinh tế – xã hội khác (chính sách ưu đãi đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, luật dầu khí …). Do vậy dễ chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau. Mặt khác, việc sửa đổi bổ sung ở văn bản chính sách thuế này sẽ có gắn kết, đồng bộ với các văn bản thuế khác. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống văn bản thuế một cách tập trung thống nhất theo hướng liên kết các sắc thuế, các chính sách thuế thành một bộ luật thuế hoàn chỉnh. Điều này sẽ khắc phục được những khiếm khuyết trên và đặc biệt là sẽ rất dễ dàng trong triển khai thực hiện – một yêu cầu quan trọng của hệ thống thuế.

Đảng và Nhà nước ta hiện nay vẫn kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, việc đổi mới ban hành các văn bản cũng phải dựa trên cơ sở này. Đây là một yêu cầu cần thiết để trong tổ chức, quản lý, điều hành các mặt hoạt động của chúng ta ngày càng nâng cao được tính khoa học, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)