Về công tác thanh tra – kiểm tra thuế:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 63)

II. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VI MÔ :

1/ Về công tác thanh tra – kiểm tra thuế:

Mục đích của công tác thanh tra – kiểm tra thuế là phát hiện và thu hồi số thuế trốn lậu vào ngân sách nhà nước; bảo đảm sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh; răn đe, uốn nắn, hướng dẫn đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp theo sự điều chỉnh của pháp luật. Mục đích này đã thể hiện đầy đủ vai trò của thuế trong việc tạo nguồn thu, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và về sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế. Như vậy, đổi mới công tác thanh tra – kiểm tra thuế không gì hơn ngoài việc phát huy nâng cao hơn nữa vai trò của hệ thống thuế.

1.1/ Đổi mới quan điểm thanh tra – kiểm tra :

Trước hết cần nói qua lý luận nhận thức của chủ nghĩa Duy vật biện chứng về vai trò của thực tiễn, và về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở hình thành, là động lực, mục đích và đặc biệt thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Thực tiễn là thước đo kiểm tra lại nhận thức đúng hay sai, thực tiễn kiểm nghiệm lại nhận thức để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cái phù hợp hoặc gạt bỏ cái không đúng. Và như vậy, thực tiễn quyết định nhận thức.

Lý luận là hình thức cao của nhận thức. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, hình thành và phát triển trên cơ sở của thực tiễn, nhưng lý luận không có mục đích tự nó mà mục đích cuối cùng là quay trở lại chỉ đạo, định hướng cho hoạt động thực tiễn mặc dù chỉ đạo định lấy cho thực tiễn nhưng lý luận đi sau và lạc hậu hơn thực tiễn, cũng chỉ thực tiễn mới đánh giá được lý luận khoa học hay không khoa học, phù hợp hay không phù hợp để điều chỉnh, hoàn thiện lý luận.

Lâu nay hoạt động thanh tra – kiểm tra luôn theo lối mòn truyền thống, tức chỉ dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, vận dụng chính sách, chế độ làm chuẩn mực để điều chỉnh uốn nắn các hoạt động đa dạng phong phú trong thực tiễn. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì nó chỉ nói lên mối quan hệ một chiều giữa lý luận và thực tiễn, hoàn toàn chưa làm được chiều ngược lại rất quan trọng về vai trò quyết định của thực tiễn. Thực tế có rất nhiều các quy định đã lỗi thời, lạc hậu đang kìm hãm sự vận động đi lên của cuộc sống nhưng chưa được bãi bỏ, sửa đổi, hoàn thiện. Nếu dựa vào những văn bản này để điều chỉnh thực tiễn thì tác hại của nó không thể lường hết được.

Do đó, song song với việc uốn nắn, định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước, công tác thanh tra – kiểm tra phải đặc biệt chú trọng tới chiều tác động ngược lại mang tính chất quyết định của thực tiễn. Tức là phải lấy những nhân tố tích cực, những cái chung trong thực tiễn làm chuẩn mực để xem xét, rà soát những điểm, những nội dung bất hợp lý, trong các quy định của pháp luật, từ đó kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện nhằm kịp thời tháo bỏ những rào cản, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Có như vậy, hoạt động thanh tra – kiểm tra mới thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình và thật sự trở thành công cụ cầu nối giữa các nhà sản xuất kinh doanh với các cơ quan ban hành văn bản pháp luật nhà nước.

1.2/ Đổi mới tổ chức bộ máy thanh tra – kiểm tra :

Sau khi xóa bỏ chế độ chuyên quản, việc quyết toán thuế do các doanh nghiệp tự lập, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trong báo cáo quyết toán nên không có sự tham gia của cơ quan thuế . Qua kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1996 đến năm 2000 thì có tới 4.550 cơ sở SXKD có hành vi khai man trốn thuế. Tổng số thuế trốn lậu lên tới 52 tỷ 986 triệu đồng.

Do vậy, tăng cường cho công tác thanh tra – kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp là điều cần thiết nhằm phát hiện những kẻ hở của pháp luật ngăn chặn xử lý sai phạm, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vào nề nếp theo các quy định của pháp luật.

Để tránh gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp, nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15.08.1998 của chính phủ quy định thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp không quá 5 ngày. Thường thì đa số các doanh nghiệp được kiểm tra đều có quy mô tương đối lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, cho nên với thời gian quy định đó theo phương thức kiểm tra hiện nay không thể nào tiến hành kiểm tra một cách chính xác và hiệu quả được. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp và mức độ phức tạp ngày càng tăng lên, trong khi ngành thuế đang chủ trương giảm biên chế, từ đó đòi hỏi phải đổi mới tổ chức bộ máy và phương pháp kiểm tra theo hướng chuyên môn hóa, năng động, khoa học và hiệu quả.

Muốn vậy phải tổ chức bộ máy thanh tra – kiểm tra (phòng thanh tra) thành 3 bộ phận : bộ phận nghiên cứu phân tích, bộ phận trực tiếp thanh tra và bộ phận xử lý.

- Bộ phận nghiên cứu phân tích : Đây là bộ phận quan trọng nhất

của bộ máy thanh tra. Do đó, cần phải bố trí những cán bộ nhạy bén, có năng khiếu về tư duy phân tích, phán đoán, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính và phân tích tài chính. Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp nhận, khai thác và xử lý thông tin về đối tượng kiểm tra. Thông tin ở đây là các tài liệu, số liệu về tình hình tài chính của đơn vị kiểm tra trong một số năm nhất định; các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước …

Công cụ để xử lý, phân tích thông tin hiệu quả nhất là các tỷ số tài chính:

+ Tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh.

+ Các tỷ số về chi phí tiền lương, tiêu hao nguyên vật liệu, khấu hao, chi phí quản lý … trên doanh thu hoặc tổng chi phí .

Đối với vụ việc thanh tra lớn cần có các nhìn nhận toàn diện về tình hình tài chính của đơn vị thì phân tích thêm qua sơ đồ tài chính Dupont. Dựa vào các tỷ số này, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức quy định của nhà nước, hoặc đối chiếu với các tỷ số tài chính của các đơn vị có cùng quy mô, ngành nghề trên cùng địa bàn để so sánh tìm ra những điều mâu thuẫn, bất hợp lý, những điểm chứa đựng nhiều yếu tố nghi vấn, từ đó xác định trọng tâm, trọng điểm, xây dựng đề cương kiểm tra trình lãnh đạo ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra tại đơn vị.

Bộ phận trực tiếp kiểm tra : Đây là bộ phận năng động mang tính

chất kỹ thuật của bộ máy thanh tra. Dựa vào kết quả của bộ phận nghiên cứu phân tích trong đề cương kiểm tra, bộ phận này tập trung xoáy vào kiểm tra những mảng trọng tâm, trọng điểm đã được xác định và lập biên bản kết luận nội dung của những mảng đã kiểm tra.

Do trực tiếp xem xét, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên bộ phận này có điều kiện phát hiện ra những kẽ hở của pháp luật, hoặc những điểm, những nội dung đã lạc hậu, bất hợp lý của các quy định hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật.

Bộ phận xử lý : Theo kết luận của bộ phận trực tiếp kiểm tra thể

hiện trong biên bản, bộ phận này kiểm tra lại kết luận và những hành vi vi phạm (nếu có) của đơn vị, đối chiếu với các quy định về xử lý vi phạm về thuế trong các văn bản pháp luật, từ đó ra quyết định xử lý, trình lãnh đạo ký duyệt. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện quyết định xử lý đó. Đây cũng là bộ phận tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của đối tượng nộp thuế.

Có thể tóm tắt tổ chức và hoạt động của bộ máy thanh tra qua sơ đồ sau :

Trưởng phòng

Khi thành lập Đoàn kiểm tra, tốt nhất Trưởng đoàn nên là người ở bộ phận nghiên cứu phân tích (người trực tiếp phân tích), các thành viên còn lại thuộc bộ phận trực tiếp kiểm tra. Tất nhiên trong quá trình thanh tra kiểm tra phải có sự phối hợp của các bộ phận liên quan (phòng quản lý thu, phòng quản lý chức năng…) nhưng đó là sự phối hợp về mặt nghiệp vụ, về cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng thanh tra. Việc kiểm tra trực tiếp tại đơn vị phải do bộ máy thanh tra độc lập tiến hành. Có như vậy mới tạo được tính chủ động và bảo đảm tính khách quan trong quá trình thanh tra kiểm tra tại đơn vị.

Như vậy, mặc dù thời gian tiến hành thanh tra – kiểm tra có thể ngắn, số lượng cán bộ không nhiều, việc đổi mới tổ chức bộ máy và phương pháp thanh tra như trên vẫn bảo đảm nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra – kiểm tra .

1.3/ Nâng cao năng lực nhận thức thanh tra – kiểm tra thuế :

Hầu hết lực lượng cán bộ thanh tra đều đã được chuẩn hóa, có trình độ đại học nhưng trong thực tế nhiều cán bộ kiểm tra rất máy móc, hình thức, chủ quan trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Từ đó dẫn tới kết luận kiểm tra không đúng, gây thiệt hại cho nhà nước hoặc gây phản ứng từ phía doanh nghiệp được kiểm tra. Điển hình cho tình trạng này là việc vận dụng các quy định về quyền ấn định thuế của cơ quan thuế.

Bộ phận nghiên cứu phân tích

- Tiếp nhận, khai thác thông tin.

- Phân tích đánh giá xác định nội dung, xây dựng đề cương kiểm tra .

- Ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

Bộ phận trực tiếp kiểm tra

- Tiến hành thanh, kiểm tra theo đề cương kiểm tra. - Lập biên bản kết luận nội dung đã kiểm tra tại đơn vị.

- Kiến nghị về văn bản pháp luật

Bộ phận xử lý

- Kiểm tra lại kết luận của Đoàn kiểm tra.

- Ra quyết định xử lý. - Theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định xử lý. - Tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

Điều 18 Luật thuế GTGT và điều 16 Luật thuế TNDN quy định : “Cơ quan thuế ấn định thuế đối với đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau : a) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ … không thực hiện chế độ kế toán thì đã rõ, nhưng còn thực hiện không đúng ? Nhiều trường hợp hộ sản xuất kinh doanh do sơ xuất ghi thiếu hoặc thừa một vài chỉ tiêu không quan trọng trên vài tờ hóa đơn bán hàng cũng bị xem là thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và do đó, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, hộ kinh doanh đó phải chịu ấn định thuế (thường là rất cao). Điều này hết sức vô lý ! bản chất của quy định này là ở chỗ việc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn dẫn tới việc không có cơ sở hoặc không đủ căn cứ để xác định doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế thì mới phải chịu sự ấn định thuế của cơ quan thuế.

Vì vậy, cần xóa bỏ lối tư duy rập khuôn, cứng nhắc, khắc phục tư duy hình thức, xây dựng tư duy hệ thống cho cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra nói riêng. Tức là xây dựng tư duy xuất phát từ bản chất chức năng của sự vật, hiện tượng bằng cách tập huấn về lý luận nhận thức của Các Mác trong đó nhấn mạnh đến các hình thức, quy luật tư duy, các phương pháp tư duy để giúp cho cán bộ nhận xét, kết luận sự việc đúng đắn, chính xác. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ các buổi họp, hội thảo trao đổi đúc kết kinh nghiệm nảy sinh trong quá trình thanh tra – kiểm tra ; cung cấp phổ biến những thông tin về các thủ đoạn trốn thuế cùng các biện pháp phát hiện, khắc phục, kiến nghị những thông tin phản hồi từ thực tiễn đến cơ quan ban hành chính sách, chế độ …

Nên tổ chức các cuộc thi cán bộ thanh tra giỏi, kích thích sự say mê nghiên cứu, sáng tạo của cán bộ thanh tra bằng hình thức khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những sáng kiến, những giải pháp có giá trị. Đó cũng là biện pháp để nâng cao năng lực nhận thức trong lực lượng thanh tra – kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thuế trên điạ bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)