Lợi ích của thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển thương hiệu công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu (Trang 27 - 29)

5. Bố cục luận văn

1.1.4. Lợi ích của thương hiệu

Lợi ích của thương hiệu được thể hiện qua hai đối tượng: Khách hàng và doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong một thị trường ít thương hiệu cạnh tranh, hay một thị trường mà hàng hóa không có thương hiệu hoặc có những thương hiệu không ai biết đến, người tiêu dùng sẽ rất khó khăn để chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, do họ khó xác định được nguồn gốc, chất lượng, uy tín, và giá cả của sản phẩm. Do vậy, thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc, chất lượng, đẳng cấp và mức giá của sản phẩm thông qua kinh nghiệm sử dụng của cá nhân và người thân. Cũng chính thông qua kinh nghiệm tiêu dùng và các chương trình tiếp thị của doanh nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng đơn giản hóa quá trình ra quyết định mua hàng, bởi vì nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức hay thông tin về thương hiệu đó, thì họ không phải suy nghĩ, tìm kiếm và xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Như vậy từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm khi mua hàng. Ngoài ra, thương hiệu còn giúp cho người tiêu dùng thể hiện phong cách của riêng mình nhất là đối với các sản phẩm thời trang như hàng may mặc, giầy da, mỹ phẩm và ngay cả các loại phương tiện đi lại cá nhân như xe máy, xe hơi. Chẳng hạn, một người đi xe Dream của Honda và một người đi Viva của Suzuki đều thể hiện hai sự chọn lựa phong cách rất khác nhau.

Đối với Doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh thường đem đến lợi nhuận cao hơn vì khách hàng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng cho sự yên tâm về mặt chất lượng, an toàn và đẳng cấp của sản phẩm trên thị trường. Với một thương hiệu đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của khách hàng sẽ tạo được một nguồn khách hàng trung thành cao cho thương hiệu. Bên cạnh đó, đại lý bán hàng cũng sẽ tự tin hơn, sẵn sàng mua hàng lưu kho với số lượng lớn vì biết rằng hàng hóa sẽ bán và lưu thông dễ dàng hơn.

Một thương hiệu mạnh còn tạo cơ hội cho thuê thương hiệu, ví dụ như cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã phát triển mạnh hình thức cho thuê thương hiệu của mình qua hệ thống nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước và hiện nay đang vươn ra thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, một thương hiệu mạnh còn đẩy mạnh việc phát triển những thương hiệu phụ để mở rộng các nhóm sản phẩm mới phục vụ những nhóm khách hàng khác biệt về tuổi tác, phong cách sống hoặc nhu cầu sử dụng.

Từ tất cả những lợi ích này, doanh nghiệp trở nên có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình một khi đã được khách hàng tin tưởng và trung thành với thương hiệu. Qua đó, có thể thấy rằng thương hiệu là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển thương hiệu công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)